Các Loại Trái Cây Việt Nam Xuất Khẩu Sang Mỹ Nhiều Nhất Là Bao Nhiêu

Các Loại Trái Cây Việt Nam Xuất Khẩu Sang Mỹ Nhiều Nhất Là Bao Nhiêu

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, ngày 8/8/2023, Cục Kiểm dịch động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vừa gửi thư tới cơ quan này thông tin về việc Hoa Kỳ mở cửa thị trường đối với quả dừa tươi Việt Nam.

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, ngày 8/8/2023, Cục Kiểm dịch động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vừa gửi thư tới cơ quan này thông tin về việc Hoa Kỳ mở cửa thị trường đối với quả dừa tươi Việt Nam.

loại trái cây Việt Nam được Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất

Trái cây Việt Nam, đặc biệt ở phía Nam, luôn dồi dào số lượng và chủng loại. Chúng ta cần chăm sóc các loại cây ăn trái này theo tiêu chuẩn của các nước để có cơ hội thâm nhập mạnh mẽ hơn vào thị trường của họ.

Sầu riêng, thanh long, chuối, mít, xoài là 5 loại trái cây được Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất, chiếm đến 84% tỉ trọng giá trị.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 6 ước 723 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2023 đạt 2,75 tỉ USD, tăng 64,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Đây là ngành hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất giữa bối cảnh xuất khẩu nông - lâm - thủy sản cả nước 6 tháng đầu năm 2023 giảm 11,1% so với cùng kỳ 2022.

5 loại quả xuất khẩu dẫn đầu chiếm 84% giá trị xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc - Nguồn Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp.

Tính 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về tiêu thụ hàng rau quả của Việt Nam với 63,5% thị phần, đạt giá trị 1,29 tỉ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong tốp 10 thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam.

Theo phân tích của Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong 5 tháng đầu năm 2023, cơ cấu nhập khẩu rau quả của Trung Quốc tập trung vào nhóm trái cây. Trong đó, 5 loại trái cây chiếm giá trị cao nhất (84%), gồm: sầu riêng (37%), thanh long (19%), chuối (12%), mít (9%), xoài (7%); còn lại là các loại quả như: dưa hấu, dừa, ớt, chanh leo,…

Cơ cấu rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc tháng 5-2023 - Nguồn Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD)

Riêng trong tháng 5-2023, báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) cho thấy sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc mang về giá trị đến 319,8 triệu USD, tăng 57.061% so với tháng 5-2022; xuất khẩu thanh long đạt 46,5 triệu USD, tăng 82,5%. Điều này cũng cho thấy tính chất mùa vụ của rau quả nên giá trị xuất khẩu biến động lớn trong các tháng.

Cũng theo Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, cập nhật đến tháng 5-2022, sầu riêng đã chính thức vượt thanh long, trở thành loại trái cây dẫn đầu về doanh thu xuất khẩu – tính chung tất cả các thị trường với tỉ lệ 26%, tiếp theo là thanh long 15%, chuối 9%.

Trong ngành nông nghiệp Việt Nam thì ngành trái cây có tiềm năng lớn về sản xuất và xuất khẩu nhiều loại sản phẩm, tận dụng lợi thế về khí hậu nhiệt đới và điều kiện đất đai.

Hiện có khoảng 40 loại trái cây trồng ở Việt Nam, trong đó có 27 loại có giá trị thương mại, sản lượng nhiều nhất là chuối, dưa hấu và thanh long. Việt Nam có những loại trái cây xuất khẩu sản lượng tốp đầu thế giới như vải, thanh long, nhãn, dừa, chanh leo, dưa hấu... nhưng sản xuất trái cây ở Việt Nam còn manh mún nhỏ lẻ.

Hình: Cơ cấu thị trường xuất khẩu trái cây Việt Nam

Việt Nam hiện xuất khẩu trái cây đến hơn 40 thị trường, trong đó Trung Quốc là đối tác lớn nhất (hơn 70%) tiếp đến là EU, Mỹ, Hàn Quốc. Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, có thể thấy trái cây Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc, nhu cầu tất yếu cần phát triển và gia tăng xuất khẩu sang những thị trường khác, trong đó EU là thị trường tiềm năng. Bởi vì, nông sản Việt Nam và EU không có sự cạnh tranh mà bổ trợ nhau.

EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của rau quả Việt Nam. Trong khi đó, trái cây là nông sản chủ lực của Việt Nam, là ngành hàng có tốc độ phát triển nhanh nhất. Hàng năm, nhiều loại trái cây nhiệt đới được châu Âu nhập khẩu với giá trị tăng nhanh hơn lượng nhập khẩu. Giá trị nhập khẩu của châu Âu đối với các mặt hàng như vải tươi, chanh dây, khế và thanh long tăng 40% trong 5 năm qua, lên 142 triệu euro vào năm 2019.

Nhập khẩu trái cây Việt Nam của EU tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2001- 2015. Từ năm 2009 đến 2015, trong khi tổng giá trị nhập khẩu trái cây của EU dao động và tăng không đáng kể thì nhập khẩu trái cây từ Việt Nam lại gia tăng khá nhanh. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là thị phần trái cây Việt Nam trên thị trường EU còn rất nhỏ, đặc biệt khi xem xét trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu trái cây của EU rất lớn và tiềm năng xuất khẩu trái cây của Việt Nam khá cao. Đồng thời, sản phẩm của Việt Nam cũng gặp phải cạnh tranh từ nhiều đối thủ, chủ yếu đến từ các nước đang phát triển ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, Nam Á và châu Phi.

Bảng so sánh những loại trái cây Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất và EU nhập khẩu nhiều nhất năm 2015

Nhóm 10 trái cây Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất năm 2015

Nhóm 10 trái cây EU nhập khẩu nhiều nhất năm 2015

Ổi, xoài, mãng cầu tươi hoặc khô

Quả me, mít, vải, chanh dây tươi

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2022 giữa Việt Nam và 27 thành viên của EU. Đây là một lợi thuế cho việc xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang EU, vì thuế nhập khẩu trái cây trung bình là 0%.

Theo Bộ Công thương: 10 tháng năm 2022, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU đạt 185,8 triệu USD, chiếm 6,8% thị phần, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2021.