Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Từng là vựa sản xuất muối truyền thống nổi tiếng khu vực miền Trung, nhưng khoảng 8 năm trở lại đây, đồng muối ở xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) phần lớn đã bị bỏ hoang hóa, bà con diêm dân không còn mặn mà gắn bó với nghề. Tương tự, dự án Nhà máy Muối tinh chất lượng cao Sa Huỳnh (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) cũng bỏ hoang, hư hỏng, lãng phí.
Tại xã Kỳ Hà, hàng chục hécta đất ruộng muối sát bờ biển bị bỏ hoang hóa, cỏ dại mọc um tùm. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất muối hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng; mương dẫn nước vỡ vụn, nứt nẻ nham nhở, nước tù đọng... Diêm dân Trần Văn Thắng (trú thôn Bắc Hà) cho biết, trước đây, cuộc sống của người dân địa phương chủ yếu phụ thuộc vào nghề sản xuất muối, tuy nhiên khoảng 8 năm nay do muối tiêu thụ rất khó khăn, giá cả quá thấp nên người dân chán nản, bỏ nghề và bỏ hoang hóa đồng muối để làm các công việc khác có thu nhập cao hơn.
“Nghề này rất vất vả, thu nhập thấp, bấp bênh nhưng vợ chồng tôi tuổi đã cao, sức khỏe yếu, không xin được việc làm nên phải cố gắng bám trụ với 2 sào đất để sản xuất muối. Mỗi năm làm quần quật chỉ thu về được khoảng 10-20 triệu đồng, lấy công làm lãi”, ông Trần Văn Thắng chia sẻ.
Ông Lê Văn Luyện, Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Hà, cho biết, sản xuất muối ở địa phương đã có từ lâu đời. Đây là nghề truyền thống mang lại nguồn thu nhập chính nuôi sống người dân. Lúc cao điểm, toàn xã có khoảng 1.000-1.200 hộ dân sản xuất muối với tổng diện tích 73ha, mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 10.000 tấn muối, nhưng từ năm 2016 đến nay bắt đầu sụt giảm mạnh cả về diện tích, sản lượng và số hộ dân làm muối. Hiện chỉ còn lại khoảng 70-80 hộ dân bám trụ cầm chừng với nghề sản xuất muối trên diện tích khoảng 15ha, sản lượng ước đạt khoảng 1.000-1.200 tấn muối/năm.
Theo ông Lê Văn Luyện, do muối sản xuất ra tiêu thụ khó khăn, không cạnh tranh được với muối nhập ngoại, người dân chở muối đi bán rong khắp nơi với giá rẻ nhưng cũng ế ẩm, nguồn thu nhập quá thấp không đủ đảm bảo cuộc sống. “Người dân và chính quyền đã kiến nghị lên các cấp, mong muốn chuyển đổi đồng muối sang phát triển nuôi trồng thủy sản hoặc quy hoạch làm đất ở. Đối với khu vực đất có năng suất cao thì có thể khoanh vùng để tiếp tục đầu tư sản xuất muối công nghiệp cao”, ông Lê Văn Luyện nói.
Trong khi đó, năm 2006, Nhà máy Muối tinh chất lượng cao Sa Huỳnh (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) được Công ty Dược - Vật tư y tế Quảng Ngãi đầu tư xây dựng trên diện tích khoảng 5.700m2, công suất 22.000 tấn/năm, với kinh phí 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, sản lượng muối của diêm dân được nhà máy tiêu thụ không đáng kể. Đến năm 2010, do không hiệu quả, nhà máy ngưng hoạt động. Nhiều năm nay, nhà máy bị bỏ hoang, cơ sở hạ tầng phơi mưa nắng gỉ sét, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Trước tình trạng này, người dân và chính quyền địa phương đã đề nghị cấp trên có các phương án sử dụng hợp lý để tránh lãng phí.