Theo thông tin mới nhất trên Chính phủ tại Chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 13/11, với 428/430 đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Theo thông tin mới nhất trên Chính phủ tại Chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 13/11, với 428/430 đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Mặc dù vậy, cơ chế quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng hiện hành đối với doanh nghiệp Nhà nước đang phát sinh một số bất cập.
Đơn cử như cơ chế tiền lương đang có sự phân biệt giữa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước. Trong khi, Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định doanh nghiệp Nhà nước gồm doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Bên cạnh đó, chính sách tiền lương quy định nguyên tắc chung gắn tiền lương với năng suất lao động và hiệu quả, nhưng chưa có sự phân biệt rõ theo quy mô năng suất, và hiệu quả giữa các doanh nghiệp.
Điều này dẫn đến có chênh lệch khá lớn về tiền lương, nhất là tiền lương của người quản lý giữa các doanh nghiệp ở 2 loại hình doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, và doanh nghiệp cổ phần chi phối, giữa ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Chẳng hạn, ngành sản xuất, công nghiệp, tiền lương bình quân của người quản lý khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng. Trong khi ở các ngành viễn thông khoảng 60 - 90 triệu đồng/tháng; ngành ngân hàng tài chính khoảng 100- 120 triệu đồng/tháng, có doanh nghiệp hiệu quả cao lên đến 200 triệu đồng/tháng.
Mặt khác, tiền lương của người quản lý mặc dù đã được điều chỉnh một bước, nhưng vẫn còn thấp so với các chức danh quản lý tương đương trên thị trường, nên chưa tạo được động lực cho những người quản lý giỏi.
Theo thống kê, một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 - 150 triệu đồng/tháng; ngân hàng thương mại trả 150 - 200 triệu đồng/tháng, có trường hợp trả 250 - 300 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, họ còn được hưởng tiền thưởng theo hiệu quả sản xuất, kinh doanh bằng 30 - 50% tiền lương.
Từ thực tế trên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng việc Chính phủ ban hành Nghị định quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước là rất cần thiết để khắc phục những bất cập. Đồng thời, góp phần triển khai thực hiện đầy đủ nội dung cải cách tiền lương đối với doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương.
Dự thảo Luật Nhà giáo đã được trình Quốc hội ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và dự kiến sẽ được thông qua ở kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), theo Nghị quyết 129/2024/QH15.
Đáng chú ý, tại Điều 27 dự thảo Luật này có đề xuất về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập như sau:
- Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp;
- Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật;
- Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác;
- Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 01 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Bên cạnh đó, tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh trừ khi có thỏa thuận khác.
Tại dự thảo Luật này cũng đã đề xuất 6 trường hợp nhà giáo được hưởng lương và phụ cấp cao hơn.
Như vậy, nếu như dự thảo Luật Nhà giáo được thông qua vào tháng 5/2025 thì chế độ tiền lương của nhà giáo cũng sẽ được điều chỉnh, cải thiện đáng kể.
Trên đây là thông tin liên quan đến vấn đề chính sách tiền lương 2025 có gì mới?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
(KTSG Online) - Chính phủ Thái Lan đã thông qua đề xuất nâng lương tối thiểu thêm 5-8%, khiến các ngành công nghiệp chủ chốt như nông nghiệp, xây dựng và khách sạn lo ngại. Bởi doanh nghiệp các ngành này đang phải đối phó với chi phí hàng hóa, nguyên liệu và thực phẩm khác đang gia tăng và cả tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng.
Từ cuối năm 2021, chính phủ đã nỗ lực tuyển dụng lao động phổ thông từ Myanmar, Lào và Campuchia, đồng thời cũng tạo điều kiện cho lao động nước ngoài đang cư trú bất hợp pháp ở Thái Lan được ở lại làm việc thêm một thời gian. Nhưng các vấn đề mới bắt đầu nảy sinh.
Lương tăng làm giảm lợi nhuận 5-15%
“Nội các đã thông qua việc tăng lương tối thiểu do Bộ Lao động đề xuất,” Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwan, người chủ trì các cuộc họp nội các với tư cách quyền Thủ tướng, phát biểu hôm 13-9.
Bloomberg nói mức lương mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1-10 tới, nâng từ mức 340 baht (9,04 đô la) mỗi ngày lên 354 baht (9,76 đô la). Mức lương cao hơn sẽ được áp dụng tùy theo khu vực có mức thu nhập và chi phí sinh hoạt cao hơn. Tức là người lao động ở các thành phố lớn như Bangkok, Phuket và Chiang Mai sẽ được hưởng lợi từ quyết định này, với mức mức tăng cao nhất có thể là 8%.
Đây là lần đầu tiên sau hai năm chính phủ nâng mức lương tối thiểu. Một mặt, quyết định này đồng nghĩa là người đang làm việc có nhiều tiền hơn để chi tiêu. Mặt khác, quyết định này làm nhiều doanh nghiệp lo ngại chi phí lao động gia tăng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, đặc biệt là sau khi nền kinh tế lao đao vì hai năm đóng cửa do Covid-19.
Nền kinh tế Thái Lan đang phục hồi sau đại dịch, nhưng sức khỏe của nền kinh tế vẫn còn mong manh bởi Thái Lan đang phải đối phó với giá nhiên liệu và lương thực tăng cao, chủ yếu là do tác động của chiến tranh Nga – Ukraine.
"Việc tăng lương chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp thành viên của chúng tôi vì đẩy chi phí lên cao hơn. Với mức lương cao hơn, giá tiêu dùng và các hàng hóa khác cũng sẽ tăng. Lạm phát đã ở mức cao đáng lo ngại”, Kriengkrai Thiennukul, Chủ tịch Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI) phát biểu.
Bộ Thương mại Thái Lan cho biết tỷ lệ lạm phát chính của Thái Lan trong tháng 8 đã chạm ngưỡng 7,86%, mức cao nhất gần 13 năm. Dự báo lạm phát cả năm sẽ dao động trong khoảng 5,5 – 6,5%.
Trung tâm Nghiên cứu Kasikorn, hãng tư vấn trực thuộc Ngân hàng Kasikorn, cho biết mức lương cao hơn sẽ tạo gánh nặng cho các ngành nông nghiệp, bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, xây dựng và may mặc vốn thâm dụng lao động. Trung tâm này dự báo lợi nhuận của các lĩnh vực này có thể giảm từ 5 – 15% trong năm nay.
Thiếu hụt hơn 500.000 lao động nước ngoài
Trong khi đó, Phòng Thương mại Thái Lan (TCC) đã nhấn mạnh sự hiện diện cần thiết của lao động nhập cư từ nước ngoài trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm, xây dựng và dịch vụ để hỗ trợ nền kinh tế Thái Lan hồi phục nhanh hơn. Tốc độ tăng trưởng GDP trong quí 2-2022 của nước này đạt 2,5%.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch TCC Poj Aramwattananont nhấn mạnh rằng sự cạnh tranh hay giành giật lao động nước ngoài trên thị trường quốc tế hay tình hình tại đất nước của người lao động, như Myanmar chẳng hạn, đã khiến Thái Lan khó thu hút đủ số lao động nước ngoài cần thiết. Ông Poj ước tính Thái Lan sẽ cần đến ít nhất 3 – 4 triệu lao động nhập cư để tăng tốc hồi phục.
Ông Pairoj Chotikasathien, người đứng đầu bộ phận việc làm của Bộ Lao động Thái Lan, hiện có 2,5 triệu công nhân nhập cư nước ngoài được ghi nhận là hợp pháp tại Thái Lan. Phần lớn đến từ Lào, Campuchia và Myanmar. Như vậy, lượng thiếu hụt rất lớn từ 500.000 đến 1,5 triệu người.
Cuối năm 2021, Bộ Lao động Thái Lan đã ký các bản ghi nhớ với ba nước láng giềng là Lào, Campuchia và Myanmar nhằm cung cấp nhanh nguồn lao động thiếu hụt trầm trọng sau dịch. Đầu tháng 12-2021, Bộ Lao động Thái Lan đã mở các kênh cho phép các doanh nghiệp Thái Lan đăng ký tuyển dụng lao động nhập cư.
Nhà tuyển dụng phải trả lệ phí giấy phép và chi phí cách ly. Đến ngày 1-2-2022, nhóm lao động nước ngoài đầu tiên gồm 226 lao động người Campuchia đã nhập cảnh qua cửa khẩu ở tỉnh Sa Kaew. Sau khi cách ly bảy ngày, họ được đưa đến các nơi tuyển dụng là Chonburi và Ayuthaya.
Để giải quyết tình trạng thiếu hụt, chính phủ đã phê duyệt các chính sách mới về quản lý lao động nước ngoài, bao gồm cho phép người cư trú bất hợp pháp có đủ giấy tờ được ở lại đến hết tháng 2-2025. Tương tự, những người lao động không có đầy đủ giấy tờ hợp lệ sẽ được phép đăng ký và làm việc đến cùng thời điểm đó. Ông Pairoj ước tính các chính sách linh hoạt sẽ giúp số lao động nhập cư nước ngoài đạt gần ba triệu vào cuối năm nay.
Tuy vậy, các chính sách nới lỏng của Thái Lan đang gây đau đầu cho nhà chức trách Thái Lan và các nước láng giềng. Các vụ vượt biên bất hợp pháp đã gia tăng kể từ khi chính phủ Thái Lan tuyên bố rằng những người lao động nhập cư vào Thái Lan bất hợp pháp từ Myanmar, Campuchia, Lào và Việt Nam sẽ nhận được “thẻ hồng” để có thể xin ở lại và làm việc hợp pháp.
Theo tờ Than Lwin Times của Myanmar, số lượng người vượt biên trái phép từ Myanmar sang Thái Lan đã gia tăng sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar hồi tháng 2-2021. Hàng ngày, nhiều người vượt biên bất hợp pháp sang Thái Lan để tìm cơ hội làm việc.
Cho đến nay, theo ước tính của các tổ chức phi chính phủ tại Myanmar, hơn 100.000 người dân nước này đã vượt biên sang Thái Lan tìm cơ hội làm việc. Một số trốn thoát, một số bị chính quyền Thái Lan bắt giữ. Trong những tháng đầu năm 2022, số lượng lao động nhập cư Myanmar trung bình bị bắt vì nhập cảnah trái phép qua biên giới Thái Lan là gần 4.000 người mỗi tháng.
Trong khi đó, tờ Khmer Times của Campuchia đưa tin hàng ngày nhà chức trách Thái Lan gửi trở lại trung bình 100 người Campuchia vượt biên trái phép. Những người này hoặc là vô gia cư, thất nghiệp hoặc làm việc bất hợp pháp ở Thái Lan.
Trên cơ sở rà soát quy định pháp luật và tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có báo cáo tổng kết tình hình thực hiện cơ chế quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Đây là cơ sở phục vụ cho việc xây dựng Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước. Hiện hồ sơ đang được Bộ Tư pháp thẩm định.