(BĐT) - Tổng công ty CP Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (Vinaincon) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 với khoản lỗ 219,3 tỷ đồng. Thua lỗ nhiều năm liên tiếp khiến Vinaincon âm vốn chủ sở hữu. Trong bối cảnh đó, Vinaincon vẫn đang tích cực tham gia các gói thầu xây lắp.
(BĐT) - Tổng công ty CP Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (Vinaincon) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 với khoản lỗ 219,3 tỷ đồng. Thua lỗ nhiều năm liên tiếp khiến Vinaincon âm vốn chủ sở hữu. Trong bối cảnh đó, Vinaincon vẫn đang tích cực tham gia các gói thầu xây lắp.
Công ty CP Giáo dục Quốc tế Mỹ (AIS) được thành lập năm 2018, trụ sở tại TP.HCM. Khi mới thành lập, công ty có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập là bà Nguyễn Thị Út Em nắm 90% vốn, ông Hồ Quang Trung nắm 9,9% và ông Hồ Quang Tri nắm 0,1%.
Chỉ 2 tuần sau, vốn điều lệ tăng mạnh lên 1.000 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông lúc này không được tiết lộ. Bà Nguyễn Thị Út Em hiện là người đại diện theo pháp luật và Chủ tịch HĐQT công ty.
Dù chỉ hoạt động 1 quý trong năm 2018 nhưng AIS đã ghi nhận 108,2 tỷ đồng doanh thu thuần. Tổng tài sản cuối năm 2018 của AIS là 3.987 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 1.468 tỷ đồng, nợ phải trả chiếm 2.519 tỷ đồng, trong đó nợ vay dài hạn 2.079 tỷ đồng.
Chính bởi sử dụng đòn bẩy tài chính lớn nên AIS phải gánh chi phí lãi vay lên đến 66,3 tỷ đồng, "bào mòn" lợi nhuận đạt được, khiến doanh nghiệp này lỗ sau thuế 24,5 tỷ đồng.
Bước sang năm 2019, doanh thu thuần tăng mạnh lên 439,5 tỷ đồng, thế nhưng lợi nhuận cuối năm vẫn khá hạn chế với 19,7 tỷ đồng do gánh nặng chi phí vận hành, lãi vay. Vốn chủ sở hữu thời điểm này của AIS tăng nhẹ, đạt 1.487 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả cũng tăng lên với 2.745 tỷ đồng.
Sang năm 2020, AIS tiếp tục sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao. Thời điểm 31/12/2020, nợ phải trả của AIS đã lên 3.056 tỷ đồng, nợ vay dài hạn 2.189 tỷ đồng, nhưng vốn chủ sở hữu giảm còn 965,6 tỷ đồng và AIS cũng ghi nhận khoản lỗ kỷ lục 334 tỷ đồng.
Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) sở hữu khuôn viên rộng 6,5 ha tại số 220 Nguyễn Văn Tạo, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Đây là ngôi trường có mức học phí đắt đỏ bậc nhất cả nước, với học phí từ lớp tiểu học đến trung học phổ thông nằm trong khoảng 512 triệu đồng đến 724 triệu đồng.
Chưa kể, để con em mình tham gia vào bậc dự bị tiểu học của trường, các phụ huynh cũng cần chi ra hơn 470 triệu đồng mỗi năm (2021-2022).
Ngôi trường này được khởi công xây dựng vào năm 2009, tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Chủ đầu tư thời điểm đó được đề cập là Công ty TNHH Quản trị Tài nguyên Tri thức (thành lập năm 2010) – doanh nghiệp mà bà Út Em cùng các cổ đông Hồ Quang Tri, Hồ Quang Trung sở hữu với tỷ lệ lần lượt là 80%, 0,1% và19,9%.
Dòng tiền kinh doanh các năm 2018 - 2020 cũng liên tục âm, lần lượt là 24,2 tỷ đồng, 94 tỷ đồng và 16,6 tỷ đồng. Trong khi dòng tiền đầu tư biến động không đáng kể, để bù đắp hao hụt cho tổng dòng tiền, AIS phải dịch chuyển sang dòng tiền tài chính, với giá trị lần lượt là 34,1 tỷ đồng, 86,4 tỷ đồng và 15,4 tỷ đồng.
Đặc biệt, tỷ số nợ vay/vốn chủ sở hữu bình quân là 2,7 lần trong các năm 2018 - 2020, cho thấy AIS thường xuyên phải bỏ ra một khoản tiền lớn để chi trả lãi vay hàng năm.
Ngoài Công ty CP Giáo dục Quốc tế Mỹ, bà Nguyễn Thị Út Em cũng đứng tên và sở hữu cổ phần chi phối tại một số pháp nhân khác, chẳng hạn như: Công ty CP Đầu tư Giáo dục Quốc tế Mỹ, Công ty CP Tập đoàn Quốc tế Mỹ, Công ty CP Đầu tư Đại học Quốc tế Mỹ, Công ty CP Tập đoàn Giáo dục Quốc tế, Công ty CP Thương mại dịch vụ đầu tư 247 và Công ty CP Quản trị Tài nguyên Tri Thức.
Đáng chú ý trong số các doanh nghiệp này, Công ty CP Quản trị Tài nguyên Tri Thức đang ghi nhận âm vốn chủ sở hữu gần 520 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả là 870 tỷ đồng, tính đến cuối 2020. Đây là hệ quả tất yếu của tình trạng nhiều năm thua lỗ, có năm mức lỗ lên đến 218,1 tỷ đồng (năm 2016).
Đặc biệt, thời điểm đầu năm 2021, cả 3 cổ đông của Công ty CP Quản trị Tài nguyên Tri Thức, cũng là cổ đông của AIS, gồm 3 người: Bà Nguyễn Thị Út Em, ông Hồ Quang Trung và ông Hồ Quang Tri bị Tòa án Nhân dân quận Gò Vấp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời "cấm xuất cảnh" từ đề nghị của Công ty TNHH một thành viên Quản lý Tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC) liên quan đến một vụ án.
Sau đó, cũng 3 cá nhân này được Cục thi hành án dân sự TP.HCM ra quyết định phải chịu trách nhiệm liên đới thanh toán cho Công ty Tài chính CP Điện lực tổng số tiền hơn 152, 2 tỷ đồng. Trong đó giá trị gốc khoản ứng trước là hơn 50,16 tỷ đồng, nhưng khoản tiền lãi chậm thanh toán lên tới hơn 102 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu của Dân Việt, Công ty CP Giáo dục Quốc tế Mỹ (AIS) đã có 2 lần huy động vốn từ trái phiếu, thu về 500 tỷ đồng. Tuy nhiên mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố việc AIS đã gia hạn thời gian đáo hạn lô trái phiếu mã AIECH2223001 (tổng mệnh giá đang lưu hành là 200 tỷ đồng) thêm 6 tháng đến ngày 26/1/2024. Bên cạnh đó, lãi suất lô trái phiếu này cũng được điều chỉnh tăng lên 12%/năm.
Lô trái phiếu AIECH2223001 phát hành vào ngày 26/1/2022, kỳ hạn 18 tháng, lãi suất cố định 11,5%/năm. Tổng giá trị phát hành 250 tỷ đồng. Tổ chức lưu ký là Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (HNX: BVS).
Bên cạnh AIECH2223001, AIS còn lô trái phiếu AIECH2224002 phát hành ngày 8/9/2022, kỳ hạn 2 năm, lãi suất cố định 10.5%/năm. Tổng giá trị theo mệnh giá đang lưu hành gần 318 tỷ đồng.
Thông báo của Chứng khoán Dầu khí
Song, theo thông báo mới đây của Công ty CP Chứng khoán Dầu khí, liên quan đến trái phiếu AIECH2224002 do Công ty CP Giáo dục Quốc tế Mỹ (AIS) phát hành ngày 8/9/2022, Tổ chức phát hành đã không thanh toán đầy đủ đúng hạn tiền lãi vào ngày đến hạn thanh toán và không thể khắc phục được trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn.
(ĐTCK) Sau khi Chính phủ tạo nhiều cơ chế thu hút đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo, Công ty cổ phần Tasco muốn tham gia lĩnh vực này, trong bối cảnh hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 - 2019 lao dốc và từ quý II/2020 đến quý I/2021 liên tục thua lỗ.
Tasco sẽ huy động vốn thông qua phát hành riêng lẻ
Đại hội cổ đông năm 2021 của Tasco (mã chứng khoán HUT) đã thông qua chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2023 với 5 mũi nhọn là bất động sản, công nghệ, năng lượng tái tạo, đầu tư hạ tầng giao thông và thầu xây dựng.
Trong đó, Ban lãnh đạo Tasco cho biết, doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo do từng thành công khi đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Thuận Nam 19 mà công ty con là Công ty cổ phần Tasco Năng Lượng làm chủ đầu tư, với quy mô 49 MW, tổng mức đầu tư 1.356 tỷ đồng, hoàn thành, phát điện thương mại vào tháng 6/2019.
Hiện tại, doanh nghiệp đang lên kế hoạch nghiên cứu và triển khai thủ tục đầu tư 2 dự án điện gió, 1 dự án điện mặt trời tại miền Trung và Tây Nguyên, công suất mỗi dự án là 100 MW.
Đặc thù đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo là giai đoạn triển khai dự án cần vốn lớn và thời gian hoàn vốn dài. Trong khi đó, tính tới 31/3/2021, Tasco chỉ sở hữu 400,7 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, chiếm gần 4% tổng tài sản. Tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn lên tới 5.453,8 tỷ đồng, chiếm 54% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Đại hội đồng cổ đông Tasco tổ chức ngày 19/6 đã thông qua kế hoạch phát hành 80 triệu cổ phiếu riêng lẻ nhằm huy động 800 tỷ đồng, toàn bộ số tiền huy động sẽ bổ sung nguồn vốn cho Công ty.
Lợi nhuận tạo ra không đủ trả lãi vay
Kể từ năm 2017 tới nay, Tasco có tình hình kinh doanh thụt lùi khi doanh thu và lợi nhuận có xu hướng giảm. Trung bình trong 4 năm trở lại đây, doanh thu giảm 26,1%/năm và năm 2020, Công ty lỗ 243,4 tỷ đồng.
Bước sang quý I/2021, Tasco lỗ thêm 24,5 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2020 lãi 5,4 tỷ đồng), khiến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến 31/3/2021 giảm từ 80,6 tỷ đồng về 57,8 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh đi xuống của doanh nghiệp một phần đến từ hoạt động đầu tư lĩnh vực bất động sản có lợi nhuận sụt giảm, trong khi những mảng còn lại không tăng trưởng, thậm chí mảng thu phí gặp khó khăn.
Xét cơ cấu lợi nhuận giai đoạn 2019 - 2020, lĩnh vực bất động sản năm 2019 lỗ 10 tỷ đồng, năm 2020 lỗ 54,9 tỷ đồng; lĩnh vực dịch vụ thu phí tự động không dừng theo hình thức BOO năm 2019 lỗ 126,2 tỷ đồng, năm 2020 lỗ 300,2 tỷ đồng; lĩnh vực dịch vụ thu phí đường bộ theo hình thức BOT năm 2019 lãi 113,1 tỷ đồng, năm 2020 lãi 103,6 tỷ đồng; lĩnh vực xây lắp và hoạt động khác năm 2019 lãi 67,7 tỷ đồng, năm 2020 lãi 8,1 tỷ đồng.
Như vậy, lĩnh vực bất động sản và dịch vụ thu phí tự động không dừng theo hình thức BOO cho thấy hoạt động kinh doanh có vốn đầu tư lớn này không tạo ra lợi nhuận; lĩnh vực dịch vụ thu phí đường bộ theo hình thức BOT có lãi nhưng không bù đắp được các lĩnh vực khác, dẫn tới năm 2020 lỗ lớn và quý I/2021 tiếp tục lỗ.
Nợ vay ngắn hạn và dài hạn của Tasco tính đến cuối quý I/2021 là 5.453,8 tỷ đồng, chiếm gần 186% vốn chủ sở hữu; chi phí lãi vay trong quý đầu năm lên tới 83,6 tỷ đồng, gần bằng lợi nhuận gộp.
Đặc biệt, nguyên nhân Tasco thua lỗ còn do đặc thù vốn đầu tư các dự án thu phí lớn và doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ nợ vay cao để tài trợ cho các dự án. Cụ thể, từ ngày 1/1/2016 tới 31/3/2021, doanh nghiệp đã tăng thêm 1.744,7 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và dài hạn lên 5.453,8 tỷ đồng, gần bằng 186% vốn chủ sở hữu. Nợ vay chiếm trọng số lớn trong nguồn vốn dẫn tới chi lãi vay bào mòn gần hết lợi nhuận giai đoạn 2016 - 2019, tới năm 2020 và quý I/2021, lợi nhuận tạo ra không đủ trả lãi vay.
Nhìn sang một số doanh nghiệp cùng ngành thực hiện đầu tư dự án BOT như Công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (IJC), doanh nghiệp này xây dựng 2 trạm BOT trên Quốc lộ 13 địa bàn thị xã Thuận An, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã sử dụng nợ vay tương đối thấp.
Tính tới 31/3/2021, IJC sử dụng tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn là 1.284,4 tỷ đồng, bằng 38,2% vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp phát triển đồng thời dự án BOT và hoạt động bất động sản, kết quả kinh doanh tăng trưởng, trả cổ tức đều đặn cho cổ đông.
Quay trở lại Tasco, tình hình hoạt động hiện chưa có dấu hiệu khởi sắc khi Công ty đặt kế hoạch kinh doanh năm 2021 với chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế âm 100 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo Tasco, trong năm 2021, ngoài chi phí vận hành và chi phí khấu hao lớn như các năm trước, chi phí lãi vay lớn sẽ phải hạch toán vào chi phí sản xuất - kinh doanh do dự án đã hoàn thành giai đoạn đầu tư.
Trong khi đó, doanh thu của dự án phụ thuộc vào tiến độ ký kết hợp đồng dịch vụ với nhà đầu tư BOT. Công ty dự kiến, dự án tiếp tục lỗ lớn trong năm 2021 - 2022, chủ yếu lỗ do ảnh hưởng từ dự án thu phí không dừng VETC.
Đối với lĩnh vực bất động sản, Công ty đang chuẩn bị thủ tục giao đất để lên kế hoạch triển khai đầu tư, xây dựng và bán hàng trong năm 2022, nên lĩnh vực này sẽ đóng góp không đáng kể vào kết quả kinh doanh năm 2021.
Bên cạnh đó, dịch Covid-19 có diễn biến khó lường, ảnh hưởng tới hoạt động giao thông của người dân tại nhiều khu vực.
Được biết, Tasco đang là chủ đầu tư không ít dự án BT, BOT, BOO và đầu tư lĩnh vực hạ tầng giao thông như tuyến đường Quốc lộ 10 (Hải Phòng), tuyến đường từ Lê Đức Thọ đến đường 70 quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), dự án Xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 (Quảng Bình), dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ mới đoạn Phủ Lý - Mỹ Lộc (Nam Định)…
Đáng lưu ý, doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược đầu tư dự án thu phí không dừng theo hình thức hợp đồng BOO trong nhiều năm, nhưng không hiệu quả.
Tasco hiện có vốn điều lệ hơn 2.686,3 tỷ đồng, tương đương hơn 268,6 triệu cổ phiếu. Dù kinh doanh thua lỗ, nhưng thị giá cổ phiếu HUT hiện gấp đôi so với đầu năm, 2 tuần qua dao động phổ biến quanh mức 8.500 đồng/cổ phiếu.
Nếu thường xuyên lướt mạng xã hội, xem video trên Youtube, hẳn nhiên bạn sẽ không xa lạ gì với cái tên PewPew. PewPew tên thật là Hoàng Văn Khoa (SN 1991, quê Hải Phòng, sinh sống và làm việc tại TP.HCM). Anh chàng là một trong những streamer tiên phong, đặt nền móng cho ngành stream ở Việt Nam. PewPew cùng hội bạn thân toàn những streamer đình đám khác như Viruss, Độ Mixi, Hiếu Xemesis trở thành hội “Tứ hoàng streamer”.
PewPew là gương mặt quen thuộc trong giới streamer, được mệnh danh là "ông hoàng streamer"
Đang lên như diều gặp gió, PewPew bất ngờ thông báo sẽ giải nghệ vào tháng 8/2019 để tập trung vào công việc kinh doanh. Thông tin này khiến nhiều fan ruột cảm thấy buồn nhưng cũng chúc anh thành công với con đường mới. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát vào đầu năm 2020 đã khiến mọi thứ ngưng trệ, toàn xã hội bị ảnh hưởng và tất nhiên, PewPew cũng không phải ngoại lệ.
Trong video tổng kết năm 2020 và chào đón năm 2021 vừa qua, PewPew đã có những tâm sự thành thật về một năm khó khăn ấy: "Có rất nhiều thứ đã xảy ra. Mình cũng như tất thảy mọi người không ai có thể lường trước được sự xuất hiện của dịch Covid-19. Hồi Tết âm năm 2020, có thông tin dịch xuất hiện ở Trung Quốc, mình chỉ nghĩ đơn giản đây là một dịch cúm bình thường, chỉ cần uống thuốc là khỏi. Nhưng không, nó vượt ngoài dự tính của chúng ta. Mình buộc phải dừng dự án, tiền mất, cơ hội mất, kèm theo mất rất nhiều thứ".
Tháng 8/2019, PewPew tuyên bố giải nghệ
Kế hoạch dự tính của anh chàng là sẽ khai trương một khu tổ hợp ăn uống - giải trí vào đầu năm 2020. Nhưng dịch Covid-19 bùng phát khiến PewPew phải dừng luôn dự án để “cắt lỗ”. Để thực hiện kế hoạch kinh doanh, PewPew phải dùng đến số tiền tích cóp nhiều năm và vay thêm vốn để làm ăn. Công việc bị đình trệ khiến cho món nợ không những không được giải quyết mà còn tăng thêm. “Vì tiền tích cóp thì lâu nhưng mất đi lại rất nhanh. Lối ra thì mình không nhìn thấy, không có gợi ý gì để giải quyết bài toán quá lớn này”, streamer từng cay đắng tâm sự.
PewPew cũng chia sẻ cảm giác bế tắc trong những ngày tháng cách ly toàn xã hội: "Mình rất buồn. Nếu để ý, bạn sẽ thấy những tháng đầu năm 2020 mình stream rất nhiều, đơn giản chỉ để kiếm cơm. Lúc ấy mình còn không dám ra khỏi nhà vì sợ dính Covid, ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của người khác. Mình gần như nhốt mình trong nhà gần 3 tháng. Không phải mình sợ chết, mà mình sợ liên luỵ tới nhiều người nếu chẳng may nhiễm virus. Tới tháng 6 nhìn lại, các dự án kinh doanh khác không thành công như mong muốn".
Từng thành công với vai trò là một streamer vô tư, hài hước, PewPew dần trở nên điềm đạm, trầm lắng hơn sau khi trải qua những thăng trầm trong sự nghiệp. Anh chàng không khỏi chua xót khi chia sẻ: “Có người nói đàn ông tới năm 30 tuổi sẽ trở về con số 0. Bằng chính trải nghiệm của bản thân, điều ấy mình thấy đúng!... Có lúc mình hoang mang kinh khủng, cả về tài chính, tâm lý lẫn định hướng. Có lúc phải xoay tiền, từ 5 triệu, 10 triệu... Mình đã nhận làm rất nhiều việc, từ MC, đi bán quần áo... miễn sao đó là công việc hợp pháp và ra tiền, mình đều cố gắng làm. Hỏi có mệt không, thì thật sự là có mệt!".
PewPew tâm sự trong video mới nhất
Áp lực tiền bạc, làm việc quá sức khiến PewPew cũng gặp những vấn đề về sức khỏe. Anh mô tả trạng thái của bản thân những ngày cuối năm là “gãy”. Sau 10 ngày không ăn không ngủ, sức khỏe suy kiệt, nam streamer đã bị đánh gục khiến bố mẹ ra Bắc ăn tết lại phải trở lại Sài Gòn chăm sóc.
Những lúc ở điểm thấp nhất của cuộc sống, PewPew mới nhận ra sự yêu thương, giúp đỡ từ họ hàng, gia đình. Anh còn đặc biệt gửi lời cảm ơn tới người bạn thân thiếu Hiếu Xemesis đã nhẫn nại, giúp đỡ, động viên PewPew những lúc khó khăn nhất.
"Có lẽ phải mất 2,3 năm mới hồi phục được những tổn thất kinh doanh vừa qua. Nhưng, nếu được chọn lại một lần nữa, thì vẫn chọn con đường đó. Trên con đường khó khăn đó, mình đã gặp được những con người thật sự tử tế, sẵn sàng dang tay giúp đỡ khi mình gặp khó khăn", PewPew vẫn giữ được tinh thần lạc quan.
Dưới phần bình luận, nhiều cư dân mạng để lại lời chúc mừng năm mới và động viên tới PewPew.
Phan anh Vu: “Năm mới chỉ mong anh giữ gìn sức khỏe, gia đình hạnh phúc và hãy cứ mãi là PewPew, thật thà, chất phác, đầy nhiệt huyết như này anh nhé, yêu anh”.
Peo Peo: “Ông ơi, tôi vẫn mãi ủng hộ ông nhá. Thanks ông vì mọi thứ ông đã làm”.
Liêm nguyễn: “Đàn ông là phải thế, đã chọn là không hối hận, nói được làm được, chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Ngã ở đâu đứng lên ở đó, gấp đôi đến chết”.
Hi vọng trong năm mới, anh chàng PewPew vẫn giữ được sự lạc quan, lòng kiên định để theo đuổi con đường mà mình đã chọn.
Nữ streamer Mèo 2k4 dường như không chịu được áp lực dư luận giữa nghi vấn lộ clip nóng một thời gian trước.