Hoàn Thuế Gtgt Tiếng Anh

Hoàn Thuế Gtgt Tiếng Anh

Thuế giá trị gia tăng (“GTGT”) là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, người chịu thuế là tổ chức, cá nhân tiêu dùng cuối cùng hàng hóa, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam thông qua việc mua hàng hóa, dịch vụ với giá đã bao gồm thuế GTGT.

Thuế giá trị gia tăng (“GTGT”) là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, người chịu thuế là tổ chức, cá nhân tiêu dùng cuối cùng hàng hóa, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam thông qua việc mua hàng hóa, dịch vụ với giá đã bao gồm thuế GTGT.

Các đầu việc cần làm trước khi thực hiện thủ tục hoàn thuế GTGT

Trước khi bước vào quy trình hoàn thuế GTGT, doanh nghiệp cần thực hiện một số công việc quan trọng để đảm bảo rằng thủ tục hoàn thuế GTGT được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ. Đây là những bước chuẩn bị không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, mà còn giảm thiểu rủi ro về việc hồ sơ bị trả lại hoặc bị yêu cầu bổ sung thông tin. Do đó, trước khi tiến hành thủ tục hoàn thuế, doanh nghiệp bạn cần chắc chắn đã hoàn tất các công việc sau đây:

1. Tìm hiểu kỹ về thủ tục hoàn thuế GTGT xem đơn vị của mình có đủ điều kiện hoàn thuế không, và nếu có thì thuộc trường hợp hoàn thuế GTGT nào.

2. Khi hoàn thuế GTGT thì phải thanh toán toàn bộ các hóa đơn đầu vào có số tiền thuế đề nghị hoàn kỳ này.

Đồng thời, kiểm tra toàn bộ chứng từ hóa đơn đầu vào, đối chiếu lại với số thuế trên tờ khai thuế xem có khớp ko. Nếu chưa khớp thì thực hiện điều chỉnh số liệu trên bảng kê mua vào mẫu 01-1/HT đúng với số đã kê khai.

3. Nếu hoàn thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu, bạn cần có danh sách tờ khai thông quan của các hóa đơn đầu ra trong kỳ hoàn thuế (lấy số liệu từ bộ phận xuất nhập khẩu) rồi copy nội dung vào mẫu 01-2/HT – Danh sách tờ khai thông quan). Trên danh sách tờ khai xuất khẩu bộ phận XNK gửi sẽ không có nước nhập khẩu nên mình tra cứu cảng đến (nơi nhập khẩu hàng) để tìm ra nước nhập khẩu điền vào cột nước nhập khẩu theo mẫu 01-2/HT – Danh sách tờ khai thông quan.

4. Mẫu biểu gửi hồ sơ đề nghị hoàn qua trang thuế gồm mẫu: 01-1/HT (Bảng kê hóa đơn mua vào), 01-2/HT (Danh sách tờ khai thông quan), 01/HT (Giấy đề nghị hoàn) theo thông tư 80/2021/TT-BTC.

5. Trước khi làm thủ tục hoàn thuế GTGT thì trên tờ khai thuế GTGT của kỳ gửi hồ sơ hoàn phải điền số tiền đề nghị hoàn vào chỉ tiêu số thuế đề nghị hoàn thuế GTGT (Gửi tờ khai thuế GTGT của kỳ làm hoàn thuế GTGT trước khi gửi hồ sơ hoàn thuế GTGT và kỳ kê khai thuế GTGT đó phải trùng kỳ hoàn thuế trên giấy đề nghị hoàn thuế GTGT. Ví dụ tờ khai thuế tháng 08/23 thì kỳ hoàn trên giấy đề nghị hoàn là từ kỳ tiếp sau kỳ hoàn trước đến tháng 08/2023.

6. Số tiền đề nghị hoàn trên giấy đề nghị hoàn phải ít hơn hoặc bằng số tiền đề nghị hoàn trên tờ khai thuế GTGT.

7. Bảng kê mua vào ghi rõ chi tiết từng tên mặt hàng, đơn vị tính, số lượng, đơn giá như hóa đơn đầu vào và điền theo mẫu 01-1/HT.

8.  Trước khi làm thủ tục hoàn thuế GTGT, cần liên hệ cơ quan thuế để biết cán bộ xử lý hồ sơ hoàn thuế cho đơn vị của mình.

9. Khi hồ sơ hoàn thuế gửi lên hệ thống sẽ có 1 số lỗi hệ thống báo nhưng cơ quan thuế sẽ không phải xử lý (không có thông báo lý do hồ sơ ko được chấp nhận). Nếu quá 3 ngày làm việc không nhận được thông báo chấp nhận hồ sơ hoàn thuế sẽ phải liên hệ cán bộ thuế để biết lý do hồ sơ không được chấp nhận và sửa lại hồ sơ cho đúng sau đó gửi lại hồ sơ như lần 1 đã gửi.

10. Cơ quan thuế rà soát hóa đơn đầu vào có thể yêu cầu loại các hóa đơn rủi ro ra khỏi số tiền đề nghị hoàn.

11. Lưu ý thêm lỗi hồ sơ hoàn thuế GTGT ko dc chấp nhận trên hệ thống thuế mà cơ quan thuế ko phải xử lý (ko có thông báo lý do hồ sơ ko dc chấp nhận): Số tài khoản ngân hàng nhận tiền hoàn của đơn vị phải đăng ký trên hệ thống thuế và STK đó đã được nhận tiền ở kỳ hoàn trước đó (ko dùng stk mới để nhận tiền hoàn) và tờ khai thuế GTGT của kỳ có số tiền đề nghị hoàn ở chỉ tiêu 42 đối với tờ khai thuộc trường hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu phải trùng kỳ trên giấy đề nghị hoàn.

12. Số thuế đề nghị hoàn đã đề nghị số tiền ở kỳ kê khai thuế chính thức lần đầu mà khi cơ quan thuế phát hiện ra hóa đơn rủi ro yêu cầu loại ra thì kê khai bổ sung điều chỉnh giảm ở kỳ đó vào chỉ tiêu 37 đối với tờ khai thuộc trường hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu (không được kê khai bổ sung lớn hơn số tiền đã đề nghị hoàn ở kỳ chính thức) sau đó đến kỳ kê khai hiện tại điều chình tăng bằng với số tiền đề nghị giảm ở kỳ khai bổ sung số đề nghị hoàn ở chỉ tiêu 37 đã kê vào chỉ tiêu 38 ở kỳ hiện tại.

Thủ tục hoàn thuế GTGT đầy đủ và đúng quy định

Nếu xem thủ tục hoàn thuế GTGT là một mắt xích quan trọng trong chuỗi quy trình tài chính của doanh nghiệp, thì sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện đúng quy trình này sẽ quyết định mức độ nhanh chóng và hiệu quả của việc hoàn thuế. Thủ tục chuẩn không chỉ giúp doanh nghiệp lấy lại số tiền thuế đã nộp mà còn thể hiện sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm ngặt.

Trong quy trình 6 bước hoàn thuế GTGT, bước đầu tiên có mối liên hệ chặt chẽ với thủ tục hoàn thuế GTGT. Đây là giai đoạn mà doanh nghiệp cần phải cẩn trọng trong việc chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế GTGT đảm bảo đầy đủ và hợp lệ. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng mọi thủ tục hoàn thuế của doanh nghiệp bạn luôn được thực hiện đúng quy định nhé.

Trường hợp 1. Thủ tục hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu

1- Hồ sơ cần có để doanh nghiệp tiến hành thủ tục hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu gồm:

(1) Hợp đồng bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân người nước ngoài, trong đó đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu thì cần cung cấp hợp đồng ủy thác xuất khẩu cùng biên bản thanh lý hợp đồng khi hoàn thành hợp đồng hoặc biên bản xác nhận đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên ủy thác xuất khẩu và bên nhận ủy thác xuất khẩu

Hợp đồng bán hoặc gia công là tài liệu pháp lý quan trọng thể hiện sự cam kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu và đối tác nước ngoài. Hợp đồng này phải chi tiết, rõ ràng về các điều khoản như số lượng, giá trị, thời gian giao hàng, và phương thức thanh toán.

Còn trường hợp ủy thác xuất khẩu, nếu doanh nghiệp ủy thác cho bên thứ ba thực hiện xuất khẩu, cần chuẩn bị hợp đồng ủy thác xuất khẩu. Điều này nhằm đảm bảo rằng trách nhiệm và quyền lợi của các bên đều được ghi nhận rõ ràng. Ngoài ra, biên bản thanh lý hợp đồng phải được cung cấp khi hợp đồng hoàn thành, hoặc biên bản xác nhận đối chiếu công nợ định kỳ giúp xác minh tình trạng công nợ giữa hai bên liên quan. Hợp đồng là hoàn toàn cần thiết trong thủ tục hoàn thuế GTGT vì đây  là cơ sở để xác nhận rằng giao dịch xuất khẩu diễn ra đúng pháp luật và đã được thực hiện đúng theo cam kết, và cơ quan thuế sẽ xem xét tính hợp lệ của hợp đồng để đảm bảo rằng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu đã được thực hiện.

(2) Tờ khai hải quan đối với hàng xuất khẩu cần đáp ứng thủ tục hải quan

Đây là tài liệu không thể thiếu để chứng minh rằng hàng hóa đã thực sự xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tờ khai cần được nộp đầy đủ với các thủ tục hải quan theo quy định. Đặc biệt, các chi tiết như tên hàng hóa, số lượng, giá trị, đơn vị nhận hàng phải khớp với các tài liệu khác. Cơ quan thuế dựa vào tờ khai hải quan để xác nhận việc xuất khẩu hàng hóa đã thực hiện hợp pháp. Đây là tài liệu để đối chiếu với hóa đơn và chứng từ thanh toán, tránh tình trạng gian lận thuế.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi làm thủ tục hoàn thuế GTGT, bạn sẽ không cần phải chuẩn bị tờ khai hải quan. Thứ nhất, đó là các tổ chức kinh doanh thuộc ngành nghề xuất khẩu phần mềm qua phương tiện điện tử, ở đây doanh nghiệp chỉ cần thực hiện đầy đủ các thủ tục để xác nhận việc bên mua đã nhận được hàng theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử. Thứ hai, đó là các tổ chức kinh doanh về hoạt động xây lắp công trình ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan hay các tổ chức kinh doanh về hoạt động cung cấp điện nước, văn phòng phẩm và hàng hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất gồm lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu.

(3) Hóa đơn bán hàng, hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn gia công

Hóa đơn bán hàng, hóa đơn thương mại là các loại chứng từ tài chính quan trọng thể hiện giá trị giao dịch giữa doanh nghiệp và đối tác nước ngoài. Hóa đơn cần khớp với hợp đồng và các tài liệu liên quan khác, như tờ khai hải quan và chứng từ thanh toán. Còn đối với hóa đơn gia công, nếu doanh nghiệp thực hiện gia công cho đối tác nước ngoài, hóa đơn gia công sẽ là cơ sở để xác nhận giá trị công việc đã hoàn thành.

Các loại hóa đơn này cần có trong thủ tục hoàn thuế GTGT để giúp chứng minh giao dịch kinh tế đã diễn ra và là tài liệu quan trọng để xác định số tiền hoàn thuế. Sự nhất quán giữa hóa đơn và các tài liệu khác sẽ đảm bảo tính chính xác của hồ sơ hoàn thuế.

(4) Chứng từ thanh toán thông qua ngân hàng công ty.

Cơ quan thuế thường yêu cầu doanh nghiệp phải chứng minh rằng tiền thanh toán cho giao dịch xuất khẩu đã được nhận qua hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo giao dịch minh bạch, không có các hình thức thanh toán gian lận hoặc không hợp lệ. Vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị chứng từ thanh toán này, có thể là các sao kê ngân hàng, phiếu chuyển tiền, hoặc các giao dịch tín dụng quốc tế.

2- Quy trình hoàn thuế GTGT xuất khẩu sẽ được tiến hành theo các bước:

Bước 1: Doanh nghiệp làm tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT theo tháng/quý;

Bước 2: Doanh nghiệp kiểm tra tổng thể hồ sơ/chứng từ và tính số thuế GTGT xuất khẩu được hoàn dựa trên quy định tính theo mục III rồi thực hiện điền số thuế tính được vào chỉ tiêu số 42 (tổng số thuế GTGT đề nghị hoàn) để nộp tờ khai GTGT mẫu 01/GTGT qua trang thuế điện tử;

Bước 3: Soạn giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước (Mẫu số: 01/ĐNHT – Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính) và gửi lên cơ quan thuế để tiến hành các thủ tục kiểm tra, trực tiếp giao dịch với cơ quan thuế để cung cấp bổ sung hồ sơ, chứng từ cần thiết khi cơ quan thuế yêu cầu.

3- Điều kiện hoàn thuế GTGT xuất khẩu

Doanh nghiệp có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trong tháng (nếu kê khai theo tháng) hoặc trong quý (nếu kê khai theo quý), khi có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên, sẽ được hoàn thuế GTGT theo kỳ kê khai tháng hoặc quý.

Trường hợp số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ trong tháng hoặc quý chưa đạt mức 300 triệu đồng, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ vào kỳ kê khai tiếp theo.

Sau khi đã bù trừ với số thuế GTGT phải nộp cho hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước, nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào được hạch toán riêng hoặc phân bổ theo tỷ lệ) vẫn còn từ 300 triệu đồng trở lên, doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Lưu ý: Số thuế GTGT được hoàn cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân với mức thuế suất 10%.

4- Đối tượng được hoàn thuế GTGT xuất khẩu

Doanh nghiệp có thể được hoàn thuế GTGT trong một số trường hợp xuất khẩu như: khi doanh nghiệp thực hiện ủy thác xuất khẩu hàng hóa, ký hợp đồng gia công chuyển tiếp với đối tác nước ngoài, xuất khẩu vật tư, hàng hóa để thực hiện các công trình xây dựng ở nước ngoài, hoặc xuất khẩu hàng hóa tại chỗ.

Tuy nhiên, có hai trường hợp không được hoàn thuế GTGT là khi hàng hóa nhập khẩu sau đó tái xuất khẩu, và hàng hóa xuất khẩu không qua địa bàn hoạt động hải quan theo quy định.