Học Giỏi Là Do Đâu Tiếng Anh Là J Trên Facebook

Học Giỏi Là Do Đâu Tiếng Anh Là J Trên Facebook

Kết quả: 71, Thời gian: 0.0196

Kết quả: 71, Thời gian: 0.0196

Không học và vận dụng từ vựng tiếng Anh mỗi ngày

Sai lầm kinh điển trong việc học tiếng Anh nói chung và học từ vựng nói riêng đó là bạn thường chỉ cố gắng hết sức trong một vài ngày rồi sau đó bỏ bẵng đi. Nếu học là một cuộc chạy đua với tri thức nhân loại thì chinh phục tiếng Anh chính là một cuộc marathon cần sự kiên trì và bền bỉ. Vậy nên, hãy học từ vựng tiếng Anh mỗi ngày dù chỉ một ít nhưng cần đảm bảo sự đều đặn.

Học từ vựng tiếng Anh nhưng nhanh quên là do đâu?

Từ vựng là kiến thức cốt lõi để bạn có thể giao tiếp tiếng Anh thành thạo. Tuy nhiên, rất nhiều bạn học mãi nhưng vẫn không nhớ được từ vựng, hay có nhớ thì cũng không áp dụng được trong các tình huống giao tiếp thực tế. Vậy lý do là gì? Hãy cùng Pasal tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây và tham khảo các giải pháp để áp dụng thành công trong việc học tiếng Anh nhé!

Học từ vựng một cách chọn lọc

Bạn nên chọn lọc học những từ vựng có liên quan đến cuộc sống của mình để học. Đừng cố nhồi nhét một cách bừa bãi tất cả các từ vựng bạn không biết, hãy chỉ lựa chọn một số từ vựng quan trọng và cần thiết cho bản thân. Khi đó, xác suất gặp lại các từ vựng này sẽ thường xuyên hơn và tự khắc bạn có thể ghi nhớ nó dễ dàng.

Luôn học từ vựng theo cụm từ

Học từ vựng tiếng Anh theo cụm từ mang lại nhiều lợi ích.

Bạn có biết, tất cả mọi thông tin mới mà bạn thu nhận, ban đầu sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ ngắn hạn? Điều này có nghĩa, chúng sẽ dễ dàng bị quên đi nếu bạn không chuyển chúng vào bộ nhớ dài hạn. Như vậy, chìa khoá để học và nhớ từ vựng tiếng Anh lâu chính là cố gắng đưa những kiến thức lưu trong bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn.

Để làm được điều này, bạn cần học từ vựng theo cụm từ, theo câu đi kèm ngữ cảnh. Bởi trí nhớ dài hạn của chúng ta được hình thành dựa trên sự liên kết giữa các thông tin mới với những thông tin cũ (những thông tin đã có sẵn ở trong bộ nhớ dài hạn). Các cụm từ và ngữ cảnh sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn so với việc chỉ học những từ rời rạc. Chúng có nghĩa sâu hơn, thậm chí còn gợi cho bạn một bức tranh toàn cảnh hoặc một câu chuyện toàn diện. Từ đó, bạn có thể dễ dàng nhớ lại từng dữ kiện nhỏ khi hình dung về “tập hợp” đó.

Một lợi ích khác khi học từ vựng theo cụm từ, theo câu là bạn sẽ học thêm được những từ mới khác có trong cụm từ, các quy tắc ngữ pháp, thành phần cấu tạo câu, từ loại, trật tự câu… Ví dụ, khi bạn học cụm từ “life is full of choices“, bạn sẽ biết được không chỉ một mà là 5 từ khác nhau. Đồng thời bạn cũng sẽ biết thêm, “life” là danh từ số ít, và sau danh từ số ít, chúng ta cần dùng động từ to be “is”, còn sau giới từ “of” có thể là một danh từ. Bằng cách này, khi nói một câu có chủ ngữ là “life”, bạn sẽ tự động biết nên chia động từ đi sau như thế nào. Và bạn cũng biết cách dùng từ loại gì sau “full of”.

Khi học từ mới qua việc đọc, bạn sẽ thường bắt gặp những nhóm từ luôn đi cùng nhau theo một trật tự nhất định. Và cách để nói hay viết tiếng Anh tự nhiên, trôi chảy như người bản ngữ chính là học toàn bộ những cụm từ đó thay vì học từng từ riêng lẻ, rời rạc – đây chính là những cụm từ mà người bản ngữ thường sử dụng trong các tình huống giao tiếp tiếng Anh hằng ngày.

Xem thêm: Tại sao nên học từ vựng tiếng Anh theo ngữ cảnh?

Những sai lầm khi học từ vựng tiếng Anh khiến bạn nhanh quên

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đã cố gắng học thuộc một loạt từ vựng, nhưng một vài ngày sau lại quên sạch, vậy thì rất có thể bạn đã mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng sau đây. Chúng khiến bạn tốn rất nhiều công sức nhưng lại không giúp bạn mang về một kết quả xứng đáng.

Đây là một lỗi rất phổ biến đối với nhiều bạn trong quá trình học tiếng Anh, và chắc hẳn bạn đã không còn xa lạ gì với sai lầm này. Dẫn chứng là khi học tiếng Anh ở trường và ở cuối mỗi bài, thường sẽ có một danh sách các từ vựng mà người học cần nhớ. Bạn thường cố gắng tìm mọi cách để học thuộc một mớ từ vựng đó, nhưng rồi sau khoảng một tuần bạn gần như quên sạch chúng.

Theo góc độ khoa học, bạn cần biết bộ não con người có cơ chế chọn lọc những thứ để nhớ và những thứ để quên. Những thứ bạn không thường xuyên tiếp xúc hay không để lại ấn tượng gì cho bạn thường rất dễ quên đi. Vì vậy, khi bạn liệt kê một danh sách từ phải học mỗi ngày mà không quan tâm chúng có liên quan với nhau hay không, thường sẽ chỉ giúp bạn nhớ được từ vựng lúc đó và có thể quên ngay sau một vài ngày nếu không sử dụng.

Hãy cùng lấy một ví dụ, bạn đang cần học từ vựng “promise”. Thông thường, theo cách học truyền thống, đầu tiên bạn sẽ tra từ điển để xem nghĩa “promise” là gì? Sau đó sẽ học đến các dạng của “promise”, danh từ có nghĩa là “lời hứa”, và động từ có nghĩa là “hứa hẹn”. Tiếp đến là cách dùng “promise” ở các thì trong tiếng Anh. Cuối cùng sẽ phải tìm hiểu tất cả các quy tắc phức tạp về cách thay đổi động từ trong các tình huống khác nhau.

Việc học từ vựng đơn lẻ sẽ khiến bạn mất rất nhiều thời gian để ghi nhớ và không thể giao tiếp tiếng Anh trôi chảy được.

✔ Lời khuyên dành cho bạn: Hãy học từ vựng theo chủ đề, các từ có sự liên kết với nhau sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn. Đặc biệt, hãy lựa chọn các chủ đề thông dụng trong cuộc sống hàng ngày và liên quan đến bản thân.

Học từ vựng thông qua kỹ năng Speaking

Việc học từ vựng thông qua cách luyện nói tiếng Anh hàng ngày là phương pháp học hiệu quả nhất. Điều này không những giúp bạn nhớ được từ vựng mà còn biết cách phản xạ trong từng tình huống giao tiếp cụ thể.

Bạn có thể tự luyện tập ở nhà bằng cách tự nói chuyện một mình hay luyện nói trước gương. Việc luyện nói một mình sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn khi sử dụng tiếng Anh.

Ngoài ra, bạn có thể thu âm những từ hay cụm từ để ôn luyện lại khi cần thiết.

Học từ vựng và áp dụng vào thực tế ngay lập tức

Không cần sử dụng bất kỳ một kỹ năng nào cao siêu, đây chính là cách học từ vựng tiếng Anh cho người mất gốc hoàn toàn cơ bản, dễ sử dụng và hiệu quả nhất. Với bất kỳ từ vựng nào mới học, hãy sử dụng cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết ngay lập tức. Bạn có thể dùng cho việc đăng bài facebook, nhắn tin với bạn bè,… Bạn sẽ phải bất ngờ rằng làm chủ các từ vựng đó thật ra rất dễ dàng.

Xem thêm: 6 bước học từ vựng tiếng Anh hiệu quả với phương pháp Effortless English

Trên đây là những phương pháp học từ vựng hiệu quả giúp bạn cải thiện kỹ năng tiếng Anh của mình một cách nhanh chóng. Chúc các bạn học tập thật tốt!

Cùng học thêm một số từ vựng liên quan đến các kỳ thi (exam) nè!

- kỳ thi chuyển cấp: transition exam

- kỳ thi đại học: university exam

- kỳ thi học sinh giỏi quốc giá: national good student exam

- kỳ thi học sinh giỏi: good student exam

- kỳ thi trung học phổ thông quốc gia: national high school exam

- kỳ thi tốt nghiệp THPT: high school graduation exam

- kỳ thi tốt nghiệp: graduation exam

- kỳ thi tuyển sinh đại học: college entrance exam

- kỳ thi tuyển sinh: enrollment examination

TTCT - Ở khắp nơi trên thế giới, chi phí để theo đuổi giáo dục bậc cao ngày càng tăng, đến mức nhiều người phải cân nhắc xem có đáng bỏ ra số tiền khổng lồ để học đại học, trong khi tương lai sau đó vô cùng bấp bênh hay không.

Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho thấy từ năm 2012 đến 2019, mức chi tiêu trung bình mà mỗi người học đại học phải bỏ ra đã tăng 1,2%/năm. Năm 2019, bình quân một sinh viên chi 17.600 USD (khoảng 427 triệu đồng)/năm cho giáo dục đại học tại các nước thành viên OECD. Con số này ở Mỹ là gần gấp đôi - đến 30.000 USD/sinh viên/năm.

Không có gì ngạc nhiên khi Mỹ đứng đầu bảng xếp hạng 20 nước có chi phí học đại học đắt nhất do trang tài chính Insider Monkey tổng hợp và công bố đầu tháng này, với học phí trung bình năm 27.091 USD, còn Úc đứng cuối với 5.939 USD.

Bảng xếp hạng dựa trên hai chỉ số chính: (1) chi phí trung bình cần thiết cho một năm học đại học ở một quốc gia và (2) mức thu nhập trung bình hằng năm của người dân quốc gia đó. Tỉ lệ phần trăm mà chi phí học đại học chiếm trong thu nhập được dùng để so sánh sự đắt đỏ của đại học giữa các nước. Phần lớn dữ liệu được lấy từ Chỉ số giá giáo dục năm 2022 và dữ liệu Lương trung bình hằng năm của OECD.

Theo cách tính này, top 20 nước học đại học "chát" nhất bao gồm đại diện từ hầu hết các châu lục. Phần trăm lương của người Mỹ được dành cho học phí là 34,9%, tức hơn 1/3. Tại châu Âu, "cường quốc du học" Anh xếp thứ 8 với chi phí học đại học mỗi năm vào khoảng 11.405 USD trong khi lương trung bình hằng năm 53.985 USD, nghĩa là chi phí học đại học chiếm khoảng 21,1% thu nhập của một người dân Anh. Tỉ lệ này ở Úc là 10%.

Đại diện châu Á có Nhật và Ấn Độ, lần lượt đứng thứ 10 và 18, với phần trăm tiền lương chi cho đại học là 21,1% và 12,2%. Trong khối ASEAN, Singapore và Malaysia xếp thứ 17 và thứ 9. Người Singapore phải trả trung bình 9.112 USD cho chi phí đại học, bằng 13,2% tiền lương trung bình năm, trong khi người Malaysia trả khoảng 20,2% thu nhập hằng năm cho chi phí đại học. Indonesia xếp thứ 5, khoản phí đại học chiếm tỉ lệ 24,5% tiền lương của người dân nước này.

Những cái tên còn lại trong top 5 lần lượt là Nam Phi (25,5%), Nga (25,6%), Jamaica (27,2%).

Vì sao đại học ngày càng đắt đỏ? Với riêng ở Mỹ, có rất nhiều lý giải. Nhà báo chuyên phân tích thị trường Nicole Goodkind của CNN cho rằng lý do đầu tiên nằm ở việc các trường đại học luôn sử dụng lao động theo cách truyền thống mà không thể áp dụng những bước tiến công nghệ để giảm chi phí nhân sự như những ngành khác.

Rõ ràng, đã là đại học thì phải có giảng viên, có giáo sư. Nhiều người học chừng nào thì cần nhiều người dạy chừng nấy. Nếu như các doanh nghiệp, nhà máy có thể sắm dây chuyền tự động, mua robot để tiết giảm nhân công và tăng hiệu suất lao động, thì đại học gần như bó tay với những cuộc cách mạng lao động kiểu như thế. Chưa kể, tiền lương cho mỗi giảng viên, giáo sư cũng không ngừng tăng qua từng năm.

Một số đại học đã cố gắng xoay xở cho gánh nặng nhân sự. Để tiết kiệm tiền, nhiều trường giảm số giáo sư cơ hữu, tăng dùng những giảng viên ngoài biên chế, là những người được trả lương thấp hơn và không được hưởng đầy đủ quyền lợi.

Theo Hiệp hội Giáo dục quốc gia Mỹ, hệ thống giáo dục đại học nước này ngày càng phụ thuộc vào các giảng viên thỉnh giảng. Vào học kỳ mùa thu năm 2021, hiệp hội đã tính toán có gần 70% giảng viên đại học ở Mỹ tham gia dạy thời vụ, trong khi năm 1987 tỉ lệ này chỉ là 47%.

Thứ hai, theo Nicole Goodkind, sự cạnh tranh giữa gia đình "siêu giàu" mà gốc rễ là bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã góp phần neo chi phí đại học ở mức cao. Cán cân bình đẳng thu nhập ở Mỹ bắt đầu lệch đi đáng kể từ những năm 1970.

Đến năm 2021, 10% người Mỹ giàu nhất nắm giữ gần 70% tài sản của nước này, tăng từ khoảng 61% vào cuối năm 1989. Còn hiện giờ, Viện Chính sách kinh tế Mỹ đưa ra con số 1% người kiếm thu nhập cao nhất tại Mỹ hiện chiếm 21% tổng thu nhập cả nước.

Điều này có nghĩa dù một trường đại học top đầu có thể đưa ra mức học phí cao cỡ nào đi nữa thì vẫn có các gia đình giàu đủ khả năng đáp ứng. Không chỉ thế, nhà kinh tế học Catharine Hill - cựu chủ tịch Đại học Vassar - cho rằng những gia đình giàu có còn sẵn lòng chi thêm tiền để đổi lấy các dịch vụ sang hơn, cơ sở vật chất tốt hơn. Họ muốn các lớp học nhỏ, ký túc xá đẹp hơn, thức ăn căng tin ngon hơn…

Để thu hút sinh viên giới giàu có, đại học phải tăng cường chất lượng những tiện ích này. Bằng chứng là một nghiên cứu gần đây của Hội đồng Quản trị và Cựu sinh viên Mỹ cho thấy các đại học đang "đổ" nhiều tiền vào dịch vụ vận hành trường cũng như vào các tiện ích sang hơn. Khoản chi tiêu này đã tăng 29% từ năm 2010 đến năm 2018, trong khi cùng giai đoạn trên, mức tăng chi tiêu dành cho đội ngũ giảng dạy là 17%.

Thêm một nguyên nhân góp phần "đắt đỏ hóa" chi phí đại học ở Mỹ, là các khoản trợ cấp từ chính quyền các bang đã giảm đáng kể. Phân tích mới đây của Hiệp hội Giáo dục quốc gia Mỹ cho thấy trong giai đoạn 2020-2021, 37 trong tổng số 50 bang của Mỹ đã giảm nguồn tài trợ cấp bang cho giáo dục đại học, mức giảm trung bình là 6%. "Điều này có nghĩa là các trường đại học phải phụ thuộc vào học phí của sinh viên để trả chi phí vận hành đại học", Hiệp hội Giáo dục quốc gia Mỹ viết trong báo cáo.