Khách Du Lịch Trung Quốc Đến Việt Nam 2019 Là Gì

Khách Du Lịch Trung Quốc Đến Việt Nam 2019 Là Gì

Đó là số liệu được Tổng cục Du lịch Việt Nam công bố mới đây tại Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.

Đó là số liệu được Tổng cục Du lịch Việt Nam công bố mới đây tại Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.

Khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam có quyền và nghĩa vụ gì?

Ngoài việc nắm rõ các quyền lợi mà khách du lịch được hưởng, việc tìm hiểu các nghĩa vụ cũng không kém phần quan trọng để đảm bảo rằng chuyến đi diễn ra một cách hợp pháp và suôn sẻ. Điều 12 Luật  Du lịch quy định:

"Điều 12. Nghĩa vụ của khách du lịch

1. Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.

2. Thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.

3. Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

4. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự."

Điều này quy định rõ ràng các trách nhiệm mà du khách cần tuân thủ để đảm bảo sự hòa hợp và bền vững trong hoạt động du lịch tại Việt Nam. Du khách phải tuân thủ pháp luật Việt Nam cũng như các quy định của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến, đồng thời tôn trọng phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa địa phương. Việc bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường cũng như không làm tổn hại đến hình ảnh quốc gia là yêu cầu quan trọng.

Họ cũng cần thực hiện đầy đủ nội quy của khu du lịch và cơ sở cung cấp dịch vụ, thanh toán đúng theo hợp đồng và các khoản phí liên quan, và bồi thường thiệt hại nếu có. Những quy định này không chỉ giúp duy trì sự văn minh và chất lượng dịch vụ du lịch mà còn góp phần bảo vệ môi trường và văn hóa của Việt Nam.

Nội dung bài viết và phần liên quan đến khoa học pháp lý được kiểm duyệt bởi ông Dzung Tran, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Du lịch Crystal Bay.

Ông Dzung Tran là Luật gia, tốt nghiệp ngành Luật Hình sự tại Đại học Luật Hà Nội năm 2006, tốt nghiệp ngành Báo in tại Học viện Báo chí năm 2000, nhà sáng lập báo điện tử Người đưa tin (Hội Luật gia Việt Nam), nguyên Tổng biên tập báo điện tử Gia đình Việt Nam.

Theo Tổng cục Du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 6.2023 ước đạt 975.010 lượt, tăng 6,4% so với 5.2023 và tăng 427,0% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 6 tháng năm 2023 ước đạt 5,6 triệu khách, tăng 1.248,7% so với cùng kỳ 2022.

Đáng chú ý, chỉ trong tháng 6, Việt Nam đón 158.260 khách Trung Quốc, tăng 108% so với tháng 5, đưa số khách Trung Quốc vào Việt Nam lên 557.151 trong 6 tháng.

Quảng Ninh là điểm đến quen thuộc của du khách Trung Quốc

Vào tháng 1.2023, khách Trung Quốc đến Việt Nam ít ỏi, với gần 16.000 người, qua tháng 2 tăng lên 55.000, tháng 3 - thời điểm Trung Quốc bắt đầu mở cửa quốc tế, khách đến Việt Nam lên 69.000 lượt, tháng 4 đạt 112.000 lượt, tháng 5 tăng lên 147.000.

Với hơn 557.000 khách, Trung Quốc đứng ở vị trí số 2 trong top 10 thị trường khách quốc tế lớn nhất của Việt Nam, sau Hàn Quốc 1,6 triệu. Thứ 3 là Mỹ với 374.000 lượt khách, Đài Loan 322.400 lượt...

Tuy nhiên, số lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 còn khá nhỏ bé so với năm 2019 - trước đại dịch. Thời điểm đó, Việt Nam đón khoảng 2,5 triệu khách Trung Quốc và cả năm 2019 đón 5,8 triệu, riêng tháng 6 đón 348.000 khách.

Bên cạnh các thị trường khách quốc tế tăng, thống kê của Tổng cục Du lịch cũng ghi nhận nhiều thị trường sụt giảm mạnh. Cụ thể, các thị trường khách tăng trong 6 tháng có Lào, Đài Loan, Singapore, Mỹ, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển... Các thị trường khách sụt giảm mạnh có Nhật Bản, Thái Lan, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Canada và nhiều nước châu Âu như Bỉ, Hà Lan, Pháp, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Anh, Đức, Ý, Đan Mạch...

Thái Lan đã đón một triệu khách du lịch Trung Quốc trong 5 tháng đầu 2023.

Nước này kỳ vọng số lượng du khách Trung Quốc sẽ đạt mục tiêu 5 - 7 triệu trong năm nay, với chi tiêu 13,18 tỉ USD. Tổng lượng khách du lịch nước ngoài Thái Lan đón được trong 5 tháng là 9,47 triệu.

Theo Reuters, nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý đầu tiên, nhờ sự phục hồi liên tục của lĩnh vực du lịch.

Tháng 4, lượng khách Trung Quốc tăng trưởng cao nhất trong số các thị trường khách quốc tế tới Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch công bố ngày 30/4, sau khi Trung Quốc mở lại tour du lịch theo đoàn đến Việt Nam từ 15/3, lượng khách trong hai tháng 3 và 4 đạt gần 200.000 lượt.

Trong đó riêng tháng 4, có 112.000 lượt khách Trung thăm Việt Nam, tăng 62% so với tháng 3, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong các thị trường khách quốc tế. Đây cũng là tháng đón lượng khách Trung Quốc cao nhất trong ba năm dịch. Tuy nhiên, nếu so cùng kỳ 2019, con số này mới chỉ bằng 22%. Các đơn vị du lịch đều kỳ vọng khách sẽ đến nhiều hơn vào dịp hè.

Bà Nguyễn Lệ Bình, Phó giám đốc Phòng Du lịch Việt Nam, Công ty Du lịch Hải Ngoại Quảng Tây (TP Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) cho biết đợt 1/5 lượng khách Trung Quốc sang Việt Nam không nhiều.

"Chúng tôi không nhận đưa khách Trung sang dịp này, và cũng nhận ít tour ở chiều ngược lại". Lý do là dịp Quốc tế Lao động bên Trung Quốc mọi người đổ xô đi các tuyến nội địa rất đông. Ước tính có khoảng 240 triệu lượt di chuyển trong 5 ngày nghỉ lễ. "Chúng tôi chỉ nhận ít khách để phục vụ cho chu đáo", bà Bình nói.

Bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, Phó tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel, cho biết dự kiến phải vào hè, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam mới bắt đầu đông.

Đoàn khách Trung Quốc đầu tiên đến TP HCM bằng đường bay hồi tháng 3. Ảnh: Bích Phương

Ngành du lịch Việt Nam cũng nhận thêm một tín hiệu lạc quan trong 4 tháng đầu năm khi đã có tổng 3,7 triệu lượt khách quốc tế, đạt 46% so với mục tiêu 8 triệu lượt năm 2023, vượt con số của cả năm 2022.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê ngày 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng cao hơn 19 lần cùng kỳ năm ngoái, bằng gần 62% so với 2019. Cùng với việc khách Trung Quốc được phép du lịch quốc tế, việc Việt Nam hoàn thành mục tiêu đón khách đề ra trong năm nay là "hoàn toàn nằm trong tầm tay", theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Cao Trí Dũng.

Hàn Quốc vẫn là thị trường gửi khách lớn nhất, với hơn 1 triệu lượt trong 4 tháng. Tiếp đến là Trung Quốc với gần 300.000 lượt. Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan vẫn duy trì vị trí đầu bảng là thị trường khách lớn nhất đến Việt Nam, với gần 200.000 lượt.

VHO- Không chỉ đón 18 triệu lượt khách quốc tế, các chỉ tiêu khác về khách nội địa và tổng thu du lịch năm 2019, Du lịch Việt Nam cũng xuất sắc vượt qua. Du lịch của một số tỉnh/thành phố trên cả nước đã có sự bứt phá, tạo động lực cho phát triển kinh tế khác.

Tổng thu từ khách du lịch đạt 726.000 tỉ đồng, tăng 17,1%

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, ước tính số khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12.2019 đạt 1.710.170 lượt khách, giảm 5,5% so với tháng 11.2019 nhưng lại tăng 24,4% so với tháng 12.2018.

Hội An là một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch Việt Nam

Như vậy, tính chung 12 tháng năm 2019, ước tính số khách quốc tế đến Việt Nam đạt 18.008.590 lượt khách, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, lượng khách đến bằng phương tiện đường không đạt 14.377.500 lượt; khách đến bằng phương tiện đường biển đạt 264.110 lượt khách; khách đến bằng phương tiện đường bộ đạt 3.366.970 lượt khách.

Trong đó, 10 thị trường đưa khách đến Việt Nam nhiều nhất là: Trung Quốc đạt 5.806.400 lượt người, Hàn Quốc đạt 4.290.800 lượt người, Nhật Bản đạt 951.960 lượt người, Đài Loan (TQ) đạt 926.750 lượt người, Mỹ đạt 746.170 lượt người, Nga đạt 646.520 lượt người, Malaysia đạt 606.200 lượt người, Thái Lan đạt 509.800 lượt người, Australia đạt 383510 lượt người, Anh đạt 315.080 lượt người.

So với cùng kỳ năm 2018, đa số các thị trường khách năm 2019 đều tăng, trong đó: Thái Lan tăng cao nhất 45,9%; Đài Loan (TQ) tăng 29,8%; Hàn Quốc tăng 23,1%; Indonesia tăng 21,3%; Philippines tăng 18,2%; Trung Quốc tăng 16,9%; Nhật tăng 15,2%; Campuchia tăng 12,3%; Malaisia tăng 12,2% và Bỉ tăng 8,9%... Tuy nhiên, một số thị trường khách giảm như: Hồng Kông (TQ) giảm 40,8%; Lào giảm 17,9%; Phần Lan giảm 5,7%; New Zeland giảm 5,5% và Australia giảm 0,9%.

Ẩm thực là một trong những thế mạnh của du lịch Việt Nam. Năm 2019, Việt Nam được bình chọn là Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á

Ước tính số liệu khách du lịch nội địa năm 2019 đạt 85 triệu lượt khách, trong đó có 43,5 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch đạt 726.000 tỉ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo kế hoạch năm 2019, du lịch Việt Nam ước đón 18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ  85 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỉ đồng. Như vậy, năm 2019, ngành Du lịch đã vượt qua các mục tiêu cụ thể đã đặt ra.

Tính đến nay, ước tính cả nước có 30.000 cơ sở lưu trú du lịch với 650.000 buồng. Đến cuối tháng 12.2019, cả nước có 2.648 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 26.854 hướng dẫn viên, trong đó có 17.038 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 9.129 hướng dẫn viên du lịch nội địa, 687 hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

Năm 2019, Sở Du lịch, Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố tiếp tục tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong việc nâng cao đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, xây dựng và quảng bá sản phẩm, tổ chức liên kết vùng miền, kiểm soát chất lượng dịch vụ.

Khách đến từ nhiều thị trường tăng trưởng mạnh

Thông tin từ các địa phương cho thấy, lượng khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch năm 2019 đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2018. Một số địa phương có kết quả tiêu biểu như sau: Ninh Bình ước đón 7,6 triệu lượt khách (tăng 3% so với cùng kỳ năm 2018), tổng thu từ du lịch đạt 3.600 tỉ đồng; Hải Phòng đón 9 triệu lượt khách (tăng 16,4%) trong đó khách quốc tế đạt 930 nghìn lượt khách (tăng 8,25%); Khánh Hòa ước đón 7,2 triệu lượt khách, trong đó có 3,6 triệu lượt khách quốc tế (tăng 27,5 %); tổng thu du lịch ước đạt 27.100 tỉ đồng (tăng 24,2%); Thừa Thiên Huế ước đón 4,8 triệu lượt (tăng 10,8%), trong đó khách quốc tế ước đạt 2,2 triệu lượt (tăng 12,7%), khách lưu trú ước đạt 2,2 triệu (tăng 5,03%), doanh thu từ du lịch ước đạt 4.900 tỉ đồng (tăng 9,6% so với năm 2018)...

Trong năm 2019, các địa phương trong cả nước tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp xây dựng sản phẩm du lịch, kiểm soát, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để phục vụ du khách trong các dịp lễ tết, mùa cao điểm, tiêu biểu như: Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Bình, Quảng Nam, Thanh Hóa, Nghệ An...

Du lịch đã tạo động lực phát triển kinh tế ở nhiều tỉnh/ thành trên cả nước

Sau gần 3 năm triển khai Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch của một số tỉnh/thành phố đã có sự bứt phá, tạo động lực cho phát triển kinh tế như: Hà Giang, Nghệ An, Cần Thơ, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Hòa Bình, Lào Cai... Sản phẩm du lịch ngày càng phát triển đa dạng, có nhiều sản phẩm chất lượng cao, tạo cơ sở hình thành một số điểm đến hấp dẫn, các vùng động lực phát triển của du lịch Việt Nam. Nhiều địa phương và doanh nghiệp đã đẩy mạnh thu hút phân khúc thị trường khách du lịch theo một số loại hình du lịch chuyên đề mà Việt Nam có lợi thế. Du lịch MICE (du lịch kết hợp khen thưởng, hội nghị, hội thảo) trở thành thương hiệu thu hút khách quốc tế của Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM... Tại một số tỉnh Tây Bắc, miền Trung- Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn của loại hình du lịch cộng đồng du lịch sinh thái.

Cơ sở hạ tầng du lịch tăng cả về chất lượng và số lượng

Đặc biệt, đầu tư trong lĩnh vực du lịch tăng cả về số lượng và chất lượng với nhiều dự án từ các tập đoàn kinh tế có tiềm lực tài chính: VinGroup, SunGroup, BIM, CEO.... Tropng đó, tập đoàn Vingroup khai trương và đưa vào hoạt động hàng loạt các khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao tại các tỉnh, thành phố: Khách sạn Vinpearl Luxury Landmark 81 và Đài quan sát Landmark 81 SkyView (TP Hồ Chí Minh), Vinpearl Hotel Imperia, Vinpearl Hotel Rivera (Hải Phòng).

Liên kết vùng miền trong phát triển du lịch cũng được quan tâm, thúc đẩy thông qua các hội nghị hợp tác phát triển: Liên kết du lịch 3 địa phương Quảng Nam – Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế; Hội nghị liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; Hội nghị liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; Hội nghị kết nối du lịch Hà Tĩnh với các tỉnh Tây Nguyên; Tọa đàm Liên kết, hợp tác phát triển du lịch Hà Nội, Khánh Hòa và Ninh Thuận; Nghệ An phối hợp với Hà Nội tổ chức Hội nghị Kết nối du lịch Bắc Trung Bộ…

Công tác quảng bá, xúc tiến và phát triển sản phẩm du lịch mới có nhiều thay đổi và hiệu quả hơn. Các địa phương tăng cường đầu tư, ứng dụng nền tảng công nghệ vào xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch địa phương. Nhiều địa phương (Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Thuận, Bắc Giang...) đã triển khai đề án du lịch thông minh góp phần nâng cao năng lực quản lý, chất lượng để phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang tính trải nghiệm và lấy du khách làm trung tâm.

Sản phẩm du lịch đa dạng hướng tới nhiều thị trường

Các địa phương trong cả nước, nhất là các tỉnh trọng điểm về du lịch đã có những chính sách, giải pháp cụ thể, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư vào du lịch, phát triển sản phẩm du lịch đa dạng hướng tới nhiều thị trường mới, kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần hình thành rõ nét các vùng động lực phát triển của du lịch Việt Nam.

Năm 2020, ngành Du lịch đặt mục tiêu đón khoảng  20,5  triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 90 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 830.000 tỉ đồng. Ngành cũng sẽ tập trung vào những những nhiệm vụ chính để hoàn thành mục tiêu đó như: Phổ biến và triển khai Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Ngành Du lịch; Triển khai và đưa Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch vào hoạt động; Tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch nhân các sự kiện Năm Chủ tịch ASEAN 2020, Giải đua công thức F1 tại Hà Nội; Xây dựng Thông tư quy định nội dung chương trình tập huấn cho người lái phương tiện và hướng dẫn kỹ năng an toàn cho người tham gia hoạt động vui chơi giải trí dưới nước và Thông tư ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Du lịch; Phối hợp với tỉnh Ninh Bình triển khai các hoạt động trong Năm Du lịch Quốc gia 2020 tại Ninh Bình; Tổ chức xây dựng Quy hoạch hệ thống du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Tổ chức Hội thảo về mô hình quản lý khu du lịch quốc gia tại Bình Thuận; Hội thảo về quản lý điểm đến; hội nghị doanh nghiệp lữ hành toàn quốc; hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn quốc; Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch Việt Nam và nguồn nhân lực du lịch Việt Nam; Phối hợp với các cơ quan có liên quan để triển khai một số nhiệm vụ: phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Công thương để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch mua sắm qua các trung tâm thương mại; phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Y tế  để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền; phối hợp với các đơn vị của Bộ Tài nguyên và Môi trường về phát triển du lịch biển đảo; Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ và môi trường; Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch và Chương trình Xúc tiến Du lịch Quốc gia năm 2020…

THUÝ HÀ, ảnh: TRUNG KIÊN, PHÙNG HIỀN