Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là gì? Hoạt dộng chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không?
Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là gì? Hoạt dộng chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không?
Căn cứ Điều 10 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về công nghệ hạn chế chuyển giao hoạt động chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài bị hạn chế trong những trường hợp sau:
+ Tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp, khoáng chất, vật liệu quý hiếm đặc trưng của Việt Nam.
+ Tạo ra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia của Việt Nam.
Chuyển giao công nghệ ra nước ngoài là một xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới. Trong những năm gần đây, chuyển giao công nghệ ra nước ngoài đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao.
Theo báo cáo của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), trong giai đoạn 2010-2020, tổng giá trị hợp đồng CGCNNK trên thế giới đạt 2,2 nghìn tỷ USD. Trong đó, các nước phát triển vẫn là những nước chủ yếu thực hiện chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, chiếm khoảng 80% tổng giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, các nước đang phát triển cũng đang ngày càng tăng cường hoạt động
Hợp đồng chuyển giao công nghệ được lựa chọn áp dụng pháp luật của một trong các bên ký kết hợp đồng, pháp luật của nước nơi có tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng hoặc pháp luật của nước nơi công nghệ được chuyển giao.
Như vậy, pháp luật Việt Nam có thể được lựa chọn để điều chỉnh cho hợp đồng chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, nếu các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận như vậy. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chỉ được áp dụng nếu không trái với quy định của pháp luật quốc gia nơi có tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng hoặc pháp luật của nước nơi công nghệ được chuyển giao.
Theo quy định tại Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017:
- Việc chuyển giao công nghệ với hình thức chuyển giao công nghệ độc lập hoặc hình thức góp vốn bằng công nghệ phải được lập thành hợp đồng
- Việc chuyển giao công nghệ dưới hình thức dự án đầu tư; nhượng quyền thương mại; chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ; mua, bán máy móc, thiết bị hoặc chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư.
Như vậy, các thỏa thuận chuyển giao công nghệ đều phải được lập thành văn bản dưới dạng một hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư
Theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 26 Nghị định 51/2019/NĐ-CP về vi phạm trong chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao tổ chức chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, trang thiết bị, phương tiện.
Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài chuyển giao công nghệ ra nước ngoài. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài được giải thích theo khoản 10 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài được hiểu là việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận. Vì vậy, ngôn ngữ dùng trong hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể là ngôn ngữ nước ngoài.
Căn cứ theo Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, chủ thể có quyền chuyển giao công nghệ gồm:
– Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ.
– Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
– Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật Chuyển giao công nghệ 2017, thuộc trường hợp phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:
a) Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
b) Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
c) Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ không thuộc trường hợp phải đăng ký.
Tóm lại, theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ những trường hợp phải đăng ký chuyển giao công nghệ thì pháp luật mới đặt ra quy định bắt buộc phải đăng ký. Do vậy, không phải trường hợp nào sau khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng cũng phải đăng ký chuyển giao công nghệ.
Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% được quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC) hoạt động chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
+ Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng.
+ Trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.