Săn Học Bổng Đại Học Rmit Tphcm Là Gì Wikipedia Tiếng Việt

Săn Học Bổng Đại Học Rmit Tphcm Là Gì Wikipedia Tiếng Việt

Viện Đại học RMIT, Đại học RMIT, hay Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (tiếng Anh: The Royal Melbourne Institute of Technology) là viện đại học lâu đời thứ ba tại bang Victoria và là cơ sở giáo dục đại học công lập lâu đời thứ 8 tại Úc. Trụ sở chính của RMIT nằm tại Melbourne và là một phần gắn liền với khu vực phía Bắc của trung tâm thành phố

Viện Đại học RMIT, Đại học RMIT, hay Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (tiếng Anh: The Royal Melbourne Institute of Technology) là viện đại học lâu đời thứ ba tại bang Victoria và là cơ sở giáo dục đại học công lập lâu đời thứ 8 tại Úc. Trụ sở chính của RMIT nằm tại Melbourne và là một phần gắn liền với khu vực phía Bắc của trung tâm thành phố

Các học sở, cơ sở vật chất tại Rmit Hồ Chí Minh

Theo Trần Văn Toàn BĐS tìm hiểu, Rmit Phạm Ngọc Thạch được coi là cơ sở đầu tiên của trường Đại học RMIT Việt Nam, vị trí nằm tại số 21 đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Học sở chính thức hoạt động vào năm 2001. Chuyên ngành đào tạo chính của học sở này chính là Anh văn, kinh doanh và  thi IELTS.

Thư viện Beanland là thư viện của học sở Nam Sài Gòn, có không gian hoạt động cộng đồng với mục đích là tôn vinh giáo sư David Beanland, chính là người lãnh đạo của Đại học RMIT Úc, là người mang Đại học RMIT vào Việt Nam.

Thư viện Beanland cùng với đủ các loại sách khổng lồ và cung cấp cơ sở dữ liệu điện tử dồi dào đến từ nhiều nơi trên Thế Giới. Giúp hỗ trợ không gian học tập tối đa nhất cho sinh viên với nhiều phương thức khác nhau. Khu vực thư viện cũng có một số không gian nhỏ phục vụ cho việc thảo luận, họp nhóm. Thư viện còn rèn luyện thêm kỹ năng nghiên cứu, hướng dẫn cách tìm tài liệu, đặt phòng thảo luận, in ấn,… Nếu mới nhập học, sinh viên sinh sống tại căn hộ quận 7 và các nơi khác sẽ được hướng dẫn làm quen với các hoạt động tại thư viện.

Thông qua dữ liệu thống kê là 113 lượt bình chọn, số điểm bình quân mà sinh viên dành cho Đại học RMIT là 7.9/10 điểm. Cũng theo như tìm hiểu trên diễn đàn Edu2Review, hầu hết sinh viên đều hài lòng với chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất tại đây. Họ đánh giá cao việc trường luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất giúp sinh viên học tập và sinh hoạt. Sách học hay, giảng viên hòa đồng, nhiệt tình cộng với các chương trình hướng nghiệp thường xuyên,… Đây là điểm hiếm có trường đại học làm được.

Tham khảo Danh sách các trường đại học nằm ở hoặc gần quận 7 tphcm

Rmit là trường có mức phí thuộc top ở Việt Nam. Được mệnh danh là trường Con nhà giàu Rich Kids. Do vậy gia đình và sinh viên nên cân nhắc kỹ về tài chính trước khi đăng ký ngôi trường này.

Học phí tham khảo trường Rmit (thay đổi theo từng năm)

Trước khi nhập học trường này, các bậc phụ huynh có con em ở đây thường tìm kiếm một căn hộ, biệt thự cao cấp gần địa điểm này để tiện cho con đi học. Do vậy Toàn có viết bài tổng hợp căn hộ cao cấp quận 7, căn hộ cao cấp Nhà Bè gần trường Rmit này để mọi người tham khảo.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp về trường đại học Rmit.  Mong rằng bạn đọc có thể tìm kiếm được thông tin mình cần tại https://tranvantoan.com/, đồng thời có nhiều trải nghiệm hay cùng với trang Trần Văn Toàn BĐS.

Học viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (tiếng Anh: the Royal Melbourne Institute of Technology – RMIT), còn được gọi là Đại học RMIT (tiếng Anh: RMIT University), là một viện đại học Úc hoạt động tại Việt Nam với hai học sở tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Phân hiệu tại Việt Nam của RMIT có tên chính thức là Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam (tiếng Anh: RMIT University Vietnam),[1] thường được gọi là RMIT Việt Nam (tiếng Anh: RMIT Vietnam). Trường hoàn toàn được đầu tư và điều hành bởi cơ sở chính ở Úc, không thuộc khuôn khổ đại học công lập của Việt Nam.

Năm 1998, Chính phủ Việt Nam ngỏ lời mời Đại học RMIT từ Úc xây dựng một trường đại học nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam.[2] Năm 2000, Đại học RMIT Việt Nam được thành lập theo quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, theo đó, trường được phép cung cấp các chương trình giáo dục bậc đại học, sau đại học, đào tạo và nghiên cứu.[2]

Đại học RMIT Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ năm 2001, bắt đầu cung cấp các chương trình giảng dạy ở Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2004, trường mở học sở thứ hai tại thủ đô Hà Nội.[2]

Kể từ ngày thành lập tới năm 2015, Đại học RMIT đã trao hơn 800 suất học bổng với tổng giá trị hơn 170 tỉ đồng (tương đương $7.48 triệu USD).[2]

Kể từ khi Giải thưởng Rồng Vàng của Thời báo Kinh tế Việt Nam được khởi trao năm 2003 tới năm 2018, Đại học RMIT Việt Nam đã nhận được 15 giải liên tiếp cho hạng mục "giáo dục xuất sắc".[3] Trường cũng được Hiệp hội Doanh nghiệp Úc tại Việt Nam (AusCham) trao tặng giải thưởng "Doanh nghiệp xuất sắc toàn diện" [4] và nhiều bằng khen từ chính quyền Việt Nam[5][6].

Năm 2008, Đại học RMIT Việt Nam nhận bằng khen của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vì "có thành tích trong giáo dục, đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam".[7]

Tất cả bằng cấp của Đại học RMIT Việt Nam đều được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận và được Cục Chất lượng và Tiêu chuẩn giáo dục đại học Úc (Tertiary Education Quality and Standards Agency) thẩm định. Bằng cấp này đều do Đại học RMIT tại Úc trao.[2]

Đây là học sở đầu tiên của Đại học RMIT Việt Nam, tọa lạc tại số 21 đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Học sở này được đưa vào hoạt động từ năm 2001. Hiện nay, học sở này được dùng để đào tạo Anh văn, các lớp học kinh doanh và thi IELTS.

Học sở Nam Sài Gòn của Đại học RMIT Việt Nam nằm trong khu đô thị Nam Sài Gòn tại số 702 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km. Bản vẽ xây dựng của học sở này do công ty kiến trúc Norman Day & Cộng sự (Norman Day and Associates) thực hiện[8][9], bắt đầu được đưa vào sử dụng từ năm 2005[10]. Giáo sư Norman Day là giáo sư thỉnh giảng (Adjunct Professor) bộ môn kiến trúc tại Đại học RMIT và cũng là một cựu sinh viên của trường này.

Khu Đông học sở Nam Sài Gòn là các tòa nhà giảng dạy với Nhà hát Melbourne, thư viện trong khi khu Tây là khối nhà hành chính, sân vận động, căn tin và phòng khám y tế và khu phức hợp giải trí và sự kiện.

Năm 2012, Đại học RMIT Vietnam khánh thành tòa nhà giảng dạy mới nhất - AB2. Trước đó, chặng 2 của quá trình xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường đã được hoàn thành năm 2009, bao gồm một sân vận động, khu phức hợp giải trí và sự kiện, sân quần vợt, và tòa nhà ký túc xá.[11]

Năm 2018, Đại học RMIT tiến hành nâng cấp, tái xây dựng toà nhà giảng dạy vốn đã cũ là AB1. Gói nâng cấp ngoài việc tái xây dựng cơ sở vật chất còn bao gồm việc bổ sung thêm các phòng hỗ trợ dịch vụ cho sinh viên, nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về học thuật và giảng dạy.

Thư viện tại học sở Nam Sài Gòn có tên Thư viện Beanland và không gian học tập cộng đồng (Beanland Library and Learning Commons), nhằm tôn vinh giáo sư David Beanland, nguyên lãnh đạo của Đại học RMIT Úc, người có đóng góp lớn trong việc mang Đại học RMIT vào Việt Nam.

Thư viện Beanland có bộ sưu tập sách lớn, cùng với nguồn cơ sở dữ liệu điện tử dồi dào từ nhiều kho lưu trữ trên thế giới, hỗ trợ không gian học tập với nhiều phương thức khác nhau. Khu vực thư viện cũng có một số phòng họp nhỏ cho mục đích học nhóm và thảo luận. Thư viện còn đảm trách nhiệm vụ tập huấn kỹ năng nghiên cứu, hỗ trợ nghiên cứu, tư vấn cách trích dẫn tài liệu tham khảo, dịch vụ mượn trả tài liệu, dịch vụ mượn liên thư viện, đặt phòng thảo luận, và dịch vụ in ấn và photo[12]. Sinh viên mới vào trường được tham gia các chuyến tham quan thư viện, làm quen với trang thiết bị thư viện.

Học sở Hà Nội được khánh thành năm 2004 tại khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc, Hà Nội. Năm 2010, do số lượng sinh viên tăng cao, học sở Hà Nội dời về tòa nhà Handi Resco ở số 521 đường Kim Mã, Quận Ba Đình gần hồ Ngọc Khánh.[13]

Đại học RMIT Việt Nam được điều hành bởi một Ban lãnh đạo, đứng đầu là ông Peter Coloe, Quyền Thừa hành Phó chủ tịch Hội đồng trường phụ trách Phát triển toàn cầu.[17]

Trường Đại học Fulbright Việt Nam (tiếng Anh: Fulbright University Vietnam) là một trường đại học độc lập với 100% vốn đầu tư nước ngoài dưới sự tài trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, hoạt động không vì lợi nhuận.[1][2] Trường được chính thức thành lập vào tháng 5 năm 2016.[1] Trụ sở chính của trường được đặt tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Tầng 2, 105 Tôn Dật Tiên, Phường Tân Phú,Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Ngay từ trước khi Bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ vào năm 1995, từ năm 1994 với sự hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Harvard Kennedy (thuộc Đại học Harvard) Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã ra đời (FETP, nay là Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright) của Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard.[3][4] Sau 20 năm tồn tại, trường Fulbright được nâng cấp lên thành Đại học Fulbright, thể hiện sự phát triển sâu rộng của mối quan hệ Việt-Mỹ.[5][6] Lần đầu tiên khái niệm trường Đại học Fulbright Việt Nam được đề cập là trong Tuyên bố chung của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 25/7/2013.[7] Năm 2014, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua khoản ngân sách sáng lập một trường đại học Việt Nam theo mô hình giáo dục khai phóng của Mỹ. [8] Tháng 6 năm 2014, chủ trương thành lập Trường Đại học Fulbright Việt Nam được Chính phủ Việt Nam chấp thuận.[4]

Vào tháng 7/2015 trong chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trường Đại học Fulbright đã nhận được chứng nhận đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh để được xây dựng trên 15 hecta đất tại khu công nghệ cao TP HCM.[7] Ngày 16 tháng 5 năm 2016, giấy phép thành lập trường chính thức được ký.[9]

Chủ tịch Đại học Fulbright, cựu thượng nghị sĩ bang Nebraska Bob Kerrey, cho biết, những người tham gia thành lập trường đã cố gắng để thuyết phục Quốc hội Hoa Kỳ cung cấp ngân khoản cho trường. Cuối cùng Quốc hội Hoa Kỳ đã đồng ý với điều kiện Việt Nam góp vốn tương ứng mà trong trường hợp này bằng việc cấp đất cho trường ở thành phố Hồ Chí Minh.[10]

Năm 2016, Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép thành lập Đại học Fulbright. Ngày 25/5/2016 Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ là ông John Kerry, theo phái đoàn của tổng thống Obama tới Việt Nam, đã tới chủ tọa lễ khởi công Đại học Fulbright tại Thành phố Hồ Chí Minh.[11] Năm 2017, Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép hoạt động giáo dục cho Đại học Fulbright.

Trong năm học Đồng kiến tạo (Co-design) 2018-2019, trường tuyển 54 sinh viên.[2][12] Trường được tài trợ bởi quỹ tín thác Sáng kiến đại học Việt Nam (Trust for University Innovation in Vietnam).[11]

Ngày 6/6/2019, chính phủ Mỹ trao tặng cho Đại học Fulbright 2 khoản tài trợ với tổng giá trị là 15,5 triệu Đô la Mỹ. Khoản thứ nhất do Cơ quan Viện trợ Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ có trị giá 7,2 triệu USD giúp đỡ trường đại học Fulbright xây dựng các chính sách thu hút sinh viên theo học và hỗ trợ các thủ tục tài chính, học bổng. Khoản tài trợ thứ hai do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (CEA) sẽ được rót thông qua Quỹ tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV) trị giá 8,3 triệu USD giúp đỡ trường Đại học Fulbright xây dựng và phát triển.[13][14][15][16]

Theo kế hoạch, trong 5 năm đầu sau khi thành lập, trường sẽ mở các cơ sở đào tạo tích hợp:[1]

Tổng vốn đầu tư của Đại học Fulbright trong giai đoạn xây dựng ban đầu dự kiến khoảng 70 triệu USD.[7] Trong giai đoạn đầu, kinh phí hoạt động của trường chủ yếu dựa vào khoản viện trợ 17 triệu USD của chính phủ Hoa Kỳ.[2]

Trường lấy tên của J. William Fulbright - một chính khách, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, người đã khởi xướng hàng loạt các chương trình trao đổi về giáo dục và văn hoá quốc tế.[17]

Năm 2016, báo mạng Zing đặt câu hỏi về việc lựa chọn cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey, người từng "tham gia một vụ thảm sát" trong chiến tranh Việt Nam, làm chủ tịch Trường Đại học Fulbright vừa được mở tại Việt Nam. Gregory L. Vistica viết cho The New York Times hồi năm 2001 rằng: "Trong chiến tranh Việt Nam, Kerrey là một đại úy hải quân và từng tham gia vào một trong những vụ thảm sát đẫm máu ở xã Thạnh Phong của Bến Tre vào năm 1969, giết hại nhiều phụ nữ và trẻ em". Zing sau đó đã đăng lời xin lỗi của Thượng nghị sĩ Kerrey gửi tới họ qua email: "Tôi đã xin lỗi người Việt về những gì tôi gây ra trong chiến tranh. Tôi xin lỗi một cách chân thành một lần nữa và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại".[18] Bob Kerrey nói ông đã vận động để thành lập trường này từ đầu thập niên 1990 nhưng nay ông "sẵn sàng rút lui".[10]