Dự Báo Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam 2030

Dự Báo Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam 2030

Tòa soạn: Số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

Tòa soạn: Số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

Triển vọng tích cực nhưng vẫn cần thận trọng

Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê (GSO) cho thấy GDP của Việt Nam tăng 6,93% so với cùng kỳ trong quý 2-2024.

Mức tăng này vượt qua kỳ vọng của cả UOB và thị trường là 6,0%, đồng thời cao hơn so với mức 5,87% của quý 1-2024 và mức 6,72% của quý 4-2023. So với cùng kỳ năm trước, mức tăng của quý 2-2024 cao hơn đáng kể so với 4,05% của quý 2-2023.

Trong nửa đầu năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 6,42%, cao hơn nhiều so với mức 3,84% trong nửa đầu năm 2023. Kết quả tích cực này là tín hiệu lạc quan cho những tháng còn lại của năm 2024, sau năm 2023 đầy khó khăn.

Cả hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp lớn vào hoạt động kinh doanh. Hoạt động ngoại thương cũng duy trì tốc độ cao trong quý 2.

Đặc biệt doanh số ngành bán dẫn tăng kể từ giữa năm 2023 dự kiến sẽ tiếp tục duy trì động lực này trong những quý tới.

Mặc dù kết quả quý 2 vượt kỳ vọng và tạo ra tín hiệu tích cực, triển vọng cho nửa cuối năm 2024 vẫn được UOB đánh giá thận trọng hơn.

Lý do là do đối chiếu với số liệu cơ sở cao hơn của nửa cuối năm 2023, cùng với những rủi ro hiện hữu như xung đột Nga - Ukraine và xung đột ở Trung Đông có thể làm gián đoạn thương mại và thị trường năng lượng toàn cầu.

Những động lực tăng trưởng mới của kinh tế Việt Nam

Dù vậy sự phục hồi của nhu cầu ngành bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á, cùng khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn, đều là những yếu tố hỗ trợ triển vọng kinh tế của Việt Nam.

UOB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 là 6,0%, so với mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ là 6,0 - 6,5%.

"Những yếu tố hỗ trợ như sự phục hồi của ngành bán dẫn và chính sách tiền tệ linh hoạt sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đà tăng trưởng này", chuyên gia của UOB nhận định.

Về lạm phát, sự phục hồi của chi tiêu trong nước đã gây áp lực lên giá tiêu dùng, đẩy chỉ số CPI toàn phần của Việt Nam tăng trong quý thứ 5 liên tiếp, đạt 4,39% trong quý 2-2024, so với 3,77% trong quý 1.

Trái ngược với lạm phát toàn phần, CPI cơ bản - loại trừ thực phẩm, năng lượng và hàng hóa do nhà nước quản lý - đã giảm tốc, đạt 2,69% so với cùng kỳ.

Chi phí thực phẩm và nhà ở tăng là nguyên nhân chính gây ra lạm phát toàn phần, đặc biệt là do giá thịt heo, điện, dịch vụ y tế và giáo dục. Kế hoạch tăng lương tối thiểu 6% kể từ tháng 7 năm 2024 cũng có thể tác động đến lạm phát trong tương lai.

Trước đó Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay đạt 6,0% và 6,2% trong năm 2025.

Theo kịch bản tăng trưởng kinh tế được đặt ra tại nghị quyết 01 của Chính phủ, để nền kinh tế tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay thì quý 1 phải tăng trưởng 5,2-5,6%, quý 2 tăng trưởng 5,8-6,2%.

Như vậy 6 tháng đầu năm phải đạt là 5,5-6%.

Trong nửa cuối năm còn lại, riêng quý 3 là 6,2-6,7%, 9 tháng tăng trưởng 5,7-6,2% và quý 4 tăng trưởng 6,5-7%.

Giá cả nhiều loại hàng hóa thiết yếu như gạo, đường, phở, mì, cà phê... nhấp nhổm tăng, chưa kể các khoản chi phí cố định như tiền điện, nước mùa nắng nóng cũng tăng cao, trong khi lương thưởng "đứng hình" khiến đời sống nhiều người dân khá chật vật.

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6,1% năm 2024

Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6,1% trong năm 2024, 6,5% trong 2 năm 2025 và 2026, cao hơn so với mức 5% năm 2023, Báo cáo cho thấy khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh thách thức ngày càng gia tăng trên toàn cầu.

Dự báo trên đã xét đến hiệu ứng xuất phát điểm cao hơn kể từ nửa cuối năm 2023 với giả định tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng chế tạo chế biến chững lại trong nửa cuối năm 2024, sau khi phục hồi 16,9% (so với cùng kỳ năm trước) trong nửa đầu năm 2024 và nhu cầu trên toàn cầu dự kiến chững lại năm 2024, nhất là tại Hoa Kỳ, là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Thị trường bất động sản cho thấy dấu hiệu phục hồi và dự báo sẽ xoay chiều vào cuối năm 2024 và đầu 2025 sau khi giải quyết được tình trạng đóng băng thị trường trái phiếu doanh nghiệp và Luật Đất đai có hiệu lực từ tháng 8/2024. Trong điều kiện xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng và bất động sản có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu trong nước sẽ tăng vào nửa cuối năm 2024 khi tâm lý nhà đầu tư và người tiêu dùng được cải thiện. Cân đối tài khoản vãng lai được dự báo vẫn duy trì thặng dư nhỏ, đồng thời Chính phủ đang quay lại củng cố cân đối ngân sách, còn lạm phát dự báo sẽ giảm từ 4,5% năm 2024 xuống còn 3,5% năm 2026.

Một trong những rủi ro chính đối với tăng trưởng kinh tế là yếu tố bất định của tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể thấp hơn dự kiến, nhất là tăng trưởng của những đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc.

Những diễn biến đó có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu các mặt hàng chế tạo chế biến của Việt Nam và ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng. Ngoài ra, đối với trong nước, sự mất ổn định của kinh tế vĩ mô có thể có tác động tiêu cực đến niềm tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư, ảnh hưởng đến tiêu dùng và đầu tư. Thị trường bất động sản có thể hồi phục lâu hơn dự kiến, tác động xấu đến đầu tư của khu vực tư nhân. Nếu chất lượng tài sản của các ngân hàng tiếp tục yếu đi, năng lực cho vay của các ngân hàng có thể bị suy giảm...

Triển vọng trên cũng có thể được hưởng lợi từ những diễn biến tích cực hơn. Tăng trưởng cao hơn dự kiến của kinh tế toàn cầu có thể thúc đẩy phục hồi bền vững cho lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam. Chính sách tiền tệ nới lỏng hơn tại các nền kinh tế phát triển lớn đã được bắt đầu tại Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Anh Quốc, kết hợp với Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang có tín hiệu về khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9, có thể tiếp tục thúc đẩy tổng cầu ở các nền kinh tế phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Điều này cũng có thể góp phần làm giảm chi phí huy động tài chính trên toàn cầu và thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa VND và USD, từ đó đem lại tác động tích cực lan tỏa cho ngành ngân hàng và khu vực tài chính ở Việt Nam.

Theo báo cáo Điểm lại của WB với tiêu đề "Vươn tới tầm cao mới trên thị trường vốn", báo cáo ghi nhận nền kinh tế vẫn chưa quay lại lộ trình tăng trưởng như trước đại dịch. Do đó cần đẩy mạnh đầu tư công để vừa kích cầu ngắn hạn vừa góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt hạ tầng – đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, giao thông và logistics – vốn đang là những nút thắt cản trở tăng trưởng. Bên cạnh đó cần theo dõi sát sao chất lượng tài sản của các ngân hàng do nợ xấu gia tăng.

Ông Sebastian Eckardt, Trưởng Ban Kinh tế Vĩ mô, Thương mại và Đầu tư khu vực Đông Á Thái Bình Dương của WB cho biết: Trong nửa đầu năm nay nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi do nhu cầu hàng xuất khẩu phục hồi. Để duy trì đà tăng trưởng từ nay đến cuối năm và các năm tới, các cấp có thẩm quyền cần tiếp tục cải cách thể chế, đẩy mạnh đầu tư công, đồng thời quản lý, giảm sát các rủi ro trong thị trường tài chính.

Chuyên đề đặc biệt của báo cáo nhấn mạnh rằng phát triển các thị trường vốn sẽ tạo ra nguồn vốn dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, giúp Việt Nam đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Báo cáo chỉ ra những thách thức chính của thị trường vốn, bao gồm tỉ trọng thấp của các nhà đầu tư tổ chức trong cơ cấu nhà đầu tư và đầu tư từ quỹ của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH) chưa được khai thác đúng mức.

Báo cáo khuyến nghị cần có khung chính sách mạnh mẽ hơn, trong đó BHXH sẽ trở thành một nhân tố chính đẩy mạnh sự phát triển của thị trường vốn.

Các chính sách nhằm tạo điều kiện nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, kết hợp với những cải cách nhằm nâng cao minh bạch thị trường và bảo vệ các nhà đầu tư, sẽ giúp thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài.

Sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong khu vực tài chính là một yếu tố quan trọng góp phần đạt được những mục tiêu đó.

Ông Ketut Ariadi Kusuma, chuyên gia cao cấp về khu vực tài chính của WB nhận định: Hàng tỷ USD của các quỹ đầu tư trên toàn cầu sẽ được rót vào vào các thị trường vốn nếu Việt Nam được nâng cấp thành thị trường mới nổi. Đồng thời, cần từng bước đa dạng hóa kênh đầu tư quỹ của BHXH để cải thiện lợi nhuận dài hạn đồng thời tăng nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư vào khu vực doanh nghiệp.

Các chuyên gia WB cho rằng: Mục tiêu quan trọng của Chính phủ và tất cả các bên liên quan là tiến hành những nỗ lực đồng bộ để phát triển thị trường vốn. Các thị trường vốn tăng trưởng lành mạnh cũng đem lại tác động ngoại ứng tích cực cho toàn bộ nền kinh tế thông qua sự phân bổ vốn hiệu quả.

"Việt Nam sẽ có khả năng đạt được tăng trưởng kinh tế cao hơn, không chỉ do nguồn lực trong nước được sử dụng đảm bảo năng suất cao hơn, mà còn tận dụng được đòn bẩy nguồn vốn hết sức cần thiết trên thị trường quốc tế để đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao", các chuyên gia WB nhận định.

Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy trong quý II, GDP Mỹ tăng mạnh hơn kỳ vọng nhờ tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu công cùng đi lên.

GDP nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng 2,8% trong quý II. Tốc độ này cao hơn quý đầu năm (1,4%) và nhỉnh hơn dự báo của các nhà kinh tế học trong khảo sát của Dow Jones (2,1%).

Tiêu dùng tăng 2,3% quý trước, mạnh hơn so với mức 1,5% quý I. Chi cho hàng hóa và dịch vụ đều đi lên. Đầu tư của doanh nghiệp cũng thêm 11,6%. Chi tiêu của chính phủ cũng nhích lên trong quý II.

Ngược lại, xuất khẩu tăng 2% và nhập khẩu tới 6,9% - lớn nhất kể từ đầu năm 2022. Thâm hụt thương mại là yếu tố kéo giảm GDP quý trước. Thị trường bất động sản nước này cũng chưa hồi phục nhiều.

Một người bán hàng trên đường phố New York tháng 12/2023. Ảnh: Reuters

Joseph Brusuelas, kinh tế trưởng tại RSM, nhận định các động cơ tăng trưởng đều cải thiện. Báo cáo cho thấy kinh tế Mỹ vẫn ở giai đoạn bùng nổ trong trung hạn. Mức sống trên cả nước vì thế được nâng lên khi lạm phát hạ nhiệt, tỷ lệ thất nghiệp thấp và lương thực tế tăng lên.

Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát ưa thích của Fed - tăng 2,6% trong quý II, giảm so với 3,4% quý I. Không tính giá năng lượng và thực phẩm vốn hay biến động, chỉ số này tăng 2,9% - thấp hơn so với 3,7% quý đầu năm.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết báo cáo GDP khẳng định "chúng ta đang trên đà tăng trưởng và giảm lạm phát ổn định". Quan chức Fed được dự báo giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách tuần tới và chờ đến tháng 9 mới giảm lãi. Các phát biểu gần đây của Fed cũng cho thấy họ đã sẵn sàng hành động.

Ngày 25/7, Bộ Lao động Mỹ cũng công bố số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu là 235.000 tuần trước. Số liệu này thấp hơn dự báo và giảm 10.000 so với tuần trước đó.

Giá dầu thô thế giới sáng nay bật tăng sau số liệu GDP Mỹ, do nhà đầu tư kỳ vọng nhu cầu dầu tăng lên. Mỹ hiện là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Dầu Brent và WTI cùng tăng 0,01%, lên lần lượt 82,4 USD và 78,3 USD một thùng.

Trên thị trường chứng khoán, chỉ số DJIA chốt phiên 25/7 tăng 0,2% lên 39.935 điểm. Trong khi đó, S&P 500 và Nasdaq Composite giảm lần lượt 0,5% và 0,9% do nhóm cổ phiếu công nghệ bị bán tháo.